Giải bóng bàn đầu tiên cho học sinh khiếm thị

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) ngày 15/4 đã tổ chức giải bóng bàn đầu tiên dành cho học sinh khiếm thị, hướng tới dịp cả xã hội cùng sẻ chia, thấu hiểu và tiếp thêm động lực cho những người kém may mắn.

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi trường đặc biệt của Thủ đô Hà Nội với mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị từ lớp 1 đến lớp 9. Hướng tới kỷ niệm 27 năm ngày Người Khuyết Tật Việt Nam (18/4) - dịp để cả xã hội cùng sẻ chia, thấu hiểu và tiếp thêm động lực cho những người kém may mắn, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức một sự kiện đặc biệt: giải bóng bàn đầu tiên dành cho học sinh khiếm thị. Đây là sân chơi thể thao ý nghĩa, đầy xúc cảm, dành riêng cho những trái tim không nhìn thấy ánh sáng nhưng luôn tràn đầy ánh sáng nghị lực.

Bóng không bay cao mà lăn trên mặt bàn hay lắng nghe theo tiếng chuông trong mỗi quả bóng di chuyển để định vị đường đi của bóng bằng thính giác… Đó là kỹ thuật chơi bóng bàn dành cho người khiếm thị mà các thầy cô và chuyên gia đã luyện tập cho các em học sinh khiếm thị. Với sự bứt phá vượt trội, đôi nữ: Gia Linh lớp 8A1 và Phương Thảo 4A2 đã giành được giải nhất trong trận chung kết lần thứ Nhất được nhà trường tổ chức.

Em Hồ Gia Linh, học sinh lớp 8A1, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, chia sẻ: "Khi bắt đầu làm quen với bóng bàn cho học sinh khiếm thị, con thấy việc khó nhất là xác định được vị trí quả bóng để có thể đánh được chính xác vào khu vực ghi điểm của đối phương. Con nghĩ mình phải tập trung nghe để xác định được vị trí quả bóng và phải phòng thủ tốt". 

Không chỉ là một cuộc thi thể thao, đây còn là cơ hội để các em giao lưu, rèn luyện sức khỏe, thể hiện bản thân và quan trọng hơn cả là góp phần vun đắp sự tự tin trong học tập cũng như hành trình hòa nhập cộng đồng. Trên sân đấu, những vận động viên nhí với đôi mắt không nhìn thấy nhưng lại “nhìn” bằng cả tâm hồn, bằng niềm đam mê thể thao và ý chí không chịu khuất phục.

Em Lê Đức Minh, học sinh lớp 9A1, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, cho biết: "Em nghe được âm thanh của quả bóng. Em đánh được bóng là do sự chỉ bảo của các thầy cô. Đây là bộ môn rất bổ ích, giúp các bạn học sinh khiếm thị bùng cháy với đam mê thể thao của mình".

Với mong muốn mở ra một con đường mới cho thể thao trong môi trường học tập đặc biệt, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu dự kiến sẽ đưa bóng bàn trở thành hoạt động rèn luyện thường xuyên, góp phần chăm sóc thể chất và tinh thần cho học sinh khiếm thị.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội cho hay: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức giải đấu này cho các con và có lẽ, đây cũng là giải đấu đầu tiên cho học sinh khiếm thị trên toàn quốc. Nếu mô hình này thành công, chúng tôi sẽ tiếp tục lan tỏa, có thể tổ chức các giải giao hữu giữa các học sinh khiếm thị trên toàn quốc, tạo ra một sân chơi mới cho các em".

Không chỉ dừng lại ở một giải đấu nhỏ, nhà trường hy vọng sẽ từng bước xây dựng các giải thi đấu quy mô hơn dành riêng cho học sinh khiếm thị trên địa bàn Hà Nội và cả nước. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làm khách trên sân của Everton, Manchester City hiểu rằng một chiến thắng sẽ là điều giúp họ chen chân vào top 4, qua đó tiến gần hơn đến tấm vé dự Champions League mùa tới.

Để bị dẫn 1-3 ngay đầu hiệp hai, những tưởng đội chủ sân Nou Camp sẽ nhận một thất bại ngay trên sân nhà nhưng họ đã lội ngược dòng đầy ngoạn mục.

Tại trận bán kết 1 giải quần vợt Barcelona mở rộng, Holger Rune đã tỏ ra áp đảo hoàn toàn trong cuộc đối đầu với Karen Khachanov.

HLV thủ môn Lee Won Jae đã đến xem trận đấu của CLB Ninh Bình và thủ môn Văn Lâm. Đây là cơ hội để thủ môn mang hai dòng máu Việt - Nga trở lại đội tuyển Việt Nam.

Được ra sân trước ở vòng 32 La Liga với đầy đủ các trụ cột, thầy trò HLV Hansi Flick rất muốn giành 3 điểm để gây áp lực lên Real Madrid.

Dù gặp bất lợi khi phải làm khách nhưng Miami Heat đã biết cách vượt qua khó khăn để ghi tên vào play-off của NBA năm 2025.