Giấc mơ nhà ở xã hội
Giấc mơ xa
Từ Phú Thọ lên Hà Nội lập nghiệp, gia đình chị Doãn Thị Phượng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã liên tục chuyển qua chuyển lại ở những căn nhà trọ khác nhau. Với tổng thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng, để có được một ngôi nhà vẫn chỉ ở trong giấc mơ của vợ chồng chị. Lương lao động tự do bấp bênh, ngoài chi phí đi học cho các con, sinh hoạt hàng ngày thì còn tiền hiếu hỉ, giỗ Tết, những lúc ốm đau... số tiền này không đủ phải vay mượn thêm.
Chị Phượng chia sẻ: "Tôi đi làm bán hàng thuê lương chỉ được 5 - 6 triệu đồng/tháng, thu nhập của chồng tôi cũng chỉ được như vậy. Chi tiêu học hành cho các con cùng với sinh hoạt gia đình là vừa đủ. Gia đình tôi cũng rất mong mua được nhà ở xã hội, rất mong được Nhà nước hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp thấp hoặc không lãi suất. Vì chi tiêu mỗi tháng gia đình tôi chỉ có thể tiết kiệm 1-2 triệu đồng, với cái mức thu nhập ấy thì sở hữu một căn nhà có lẽ sẽ rất xa".
Tại các khu đô thị, nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, với giá bán không hề rẻ, việc sở hữu một căn nhà ở xã hội vẫn luôn là bài toán khó với nhiều công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Thời gian qua, các tổ chức công đoàn cũng đã hướng dẫn, tư vấn hồ sơ cho người lao động tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách để mua nhà ở xã hội, song những trường hợp mua được nhà vẫn còn quá ít ỏi. Hiện thu nhập của người lao động hầu như chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt nên việc tích lũy mua nhà rất khó, vẫn đang “ở trong giấc mơ” xa vời.
Tiêu chí về nhà ở xã hội có hợp lý?
Theo khảo sát chuyên đề về nhà ở xã hội của Ban kinh tế tư nhân, có đến 57% người lao động có nhu cầu thuê hoặc mua nhà, trong đó có gần một nửa số lượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn, tuy nhiên thực tế đến nay người lao động vẫn chưa thể tiếp cận được.
Nguyên nhân chính bởi nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Hiện các chính sách về nhà ở xã hội đã trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Dưới góc độ người mua, Luật Nhà ở 2023 đã bỏ điều kiện về nơi cư trú khi mua nhà ở xã hội. Ngoài ra, tiêu chí về mức thu nhập tối đa cũng đã được nới rộng, từ 11 triệu đồng/tháng lên thành 15 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Những quy định trên giúp người dân tiến gần hơn đến mục tiêu sở hữu nhà ở.
Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết: "Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Chính phủ phải có cơ chế hỗ trợ về mặt đất đai, vốn cũng như hồ sơ thủ tục và các điều kiện cần thiết để giúp các chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, họ mới có cơ sở để bán nhà ở xã hội với một mức giá phù hợp mà Chính phủ quy định".
Về phía doanh nghiệp cũng đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn khi phát triển nhà ở xã hội. Theo quy định mới, chủ đầu tư sẽ được mặc định miễn tiền sử dụng đất mà không cần phải làm thủ tục.
Bên cạnh đó, câu chuyện biên lợi nhuận, điều bị nhiều doanh nghiệp than phiền, cũng đã được điều chỉnh lại. Theo đó, mức lợi nhuận 10% trước đây được áp dụng cho các dự án nhà ở xã hội đã được thay đổi. Doanh nghiệp sẽ được dùng 20% tổng diện tích sàn để xây dựng công trình kinh doanh, dịch vụ thương mại. Phần lợi nhuận từ hạng mục này sẽ không bị áp mức trần như trước. Điều này sẽ tạo động lực để nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội hơn.
Đề xuất của người lao động
Gia đình hai vợ chồng công nhân phải nuôi hai đứa con, với mức thu nhập từ 6-9 triệu đồng/người/tháng thì họ tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng cũng phải tích lũy gần 30 năm mới có thể mua được nhà. Thậm chí có gia đình không bao giờ mua được nhà ở thành phố.
Quá nhiều năm đi thuê nhà, tích cóp được chút tiền nên mong ước có được căn nhà làm nơi an cư lạc nghiệp của nhiều người lao động là vô cùng chính đáng. Không ít người lao động tính đến các phương án “chứa đựng” rủi ro mà có khi họ cũng đành ngậm ngùi chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác nếu muốn có nhà.
Anh Bùi Văn Lực, nhân viên văn phòng chia sẻ: "Mình ở Hà Nội đã 10 năm nay, rất mong muốn được sở hữu một căn nhà ở Hà Nội. Mình rất mong được xét duyệt để mua một căn nhà ở xã hội".
Chị Phạm Phương Anh (phường Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Những dự án cũ bây giờ quá đắt còn dự án mới thì tôi chưa đủ điều kiện. Tôi ở nhà thuê rất bấp bênh, hay chuyển đổi chỗ ở nên bị ngắt quãng thời gian đăng ký tạm trú. Điều này cũng khiến tôi không đủ điều kiện về hồ sơ".
Nhà ở xã hội được xem là "phao cứu sinh" cho những người lao động có thu nhập thấp, mong muốn an cư lạc nghiệp tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, “chiếc phao” này không dễ dàng chạm tới, đặc biệt khi thủ tục chứng minh thu nhập đang trở thành một "cửa ải" đầy thách thức đối với không ít người muốn mua nhà ở xã hội.
Biến giấc mơ thành hiện thực
Vào đầu tháng 3, dự án nhà ở xã hội Thăng Long Green City đã khởi công hơn 1.000 căn nhà ở xã hội tại ô đất CT3 - Khu đô thị Kim Chung, huyện Đông Anh. Đây là dự án nhà ở xã hội lớn nhất từ trước đến nay của thành phố Hà Nội được khởi công. Tiến độ giảm từ 24 tháng còn 18 tháng với đầy đủ yêu cầu về chất lượng, cho thấy nỗ lực của chủ đầu tư và thành phố khi phát triển loại hình nhà ở này.
Điều đặc biệt nhất là dự án có giá bán công bố làm tròn là 18,4 triệu đồng/m² (đã bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%), mang đến cơ hội sở hữu nhà ở cho đông đảo đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, đảm bảo tính nhân văn và sứ mệnh an sinh xã hội.
Trong giai đoạn 2026-2030, theo chỉ tiêu Chính phủ giao 37.500 căn, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển thêm 50 dự án nhà ở xã hội, với tổng quy mô khoảng 57.200 căn hộ, đáp ứng chỉ tiêu được giao. Theo đó, năm 2025, thành phố dự kiến có 11 dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành, cung cấp gần 6.000 căn hộ. Ngoài ra, sẽ tiếp tục khởi công 5 dự án với quy mô 10.220 căn hộ.
Những bước tiến cụ thể đã cho thấy sự quyết tâm của chính quyền thành phố, để nhà ở xã hội không chỉ là một giấc mơ, mà đang dần trở thành hiện thực. Những mái nhà không chỉ là nơi ở, mà là niềm tin, là khởi đầu mới cho hàng vạn gia đình thu nhập thấp.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0