Giá vàng tăng thêm một triệu đồng chỉ sau nửa ngày
Cụ thể, so với giá kết thúc phiên ngày 10/1, mỗi lượng vàng đã tăng 1,3 triệu đồng chiều mua, và tăng 800.000 đồng ở chiều bán ra. Chênh lệch giữa mua và bán rút về còn 2,5 triệu đồng.

Trước đó, vào phiên sáng ngày 11/1, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở 71,8-74,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 300.000 đồng ở chiều thu mua nhưng giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn niêm yết tại 61,9-63 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 50.000 đồng ở chiều bán ra so với kết phiên hôm qua. Chênh lệch hai chiều rơi vào khoảng 1,1 triệu đồng.

Đến trưa 11/1, giá vàng 9999 của SJC tăng 700 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với đầu gờ sáng, lên 75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng đang ở 2.028,4 USD/ounce, giảm 2,66 USD so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế phí, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 14,2 triệu đồng.


Giá vàng SJC ngày 19/4 được niêm yết ở mức 117 - 120 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.327,1 USD/ounce.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?
Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 120 triệu đồng/lượng trong phiên sáng 18/4.
Chỉ trong hai ngày từ 15-17/4, giá vàng SJC tăng 9,5 triệu đồng/lượng lên mức 118 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân nào khiến giá vàng tăng "chóng mặt" như vậy?
Giá vàng giao ngay đã tăng 3,1% lên 3.327,97 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 3.332,89 USD trong phiên trước đó, tính đến 0h45 sáng 17/4 (theo giờ Việt Nam).
Giá vàng trong nước sáng 17/4 tiếp tục phá vỡ mức đỉnh lịch sử khi tăng lên 118 triệu đồng/lượng.
0