Giá vàng tăng liên tiếp, chạm mốc 86 triệu đồng/lượng
Mở cửa phiên giao dịch sáng 9/1, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng 84,5 - 86 triệu đồng, tăng 500.000 đồng/lượng so với hôm qua. Các nhà băng quốc doanh cũng nâng giá bán loại này lên 86 triệu một lượng.
Trong 2 ngày qua, giá vàng miếng tăng 1 triệu đồng/lượng.

Tương tự, giá vàng nhẫn và vàng trang sức 9999 cũng tăng mạnh. Công ty SJC giao dịch vàng nhẫn trơn mua vào 84,5 triệu đồng/lượng, bán ra 85,8 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng mỗi lượng.
Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn ở mức 84,7 - 85,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 300 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với chốt phiên hôm qua.
Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 84,5-85,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng nhẹ 100.000-300.000 đồng/lượng so với phiên trước.
Trên thị trường thế giới, sáng 9/1, giá vàng tăng trở lại bất chấp đồng USD và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng dựng đứng. Giá vàng được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.663 USD/ounce, tăng 15 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.


Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
0