Giá trị thương hiệu trong định hướng phát triển bền vững
Năm 2023, Vinamilk đã gặt hái được nhiều giải thưởng giá trị. Đơn vị này tiếp tục giữ vị trí "Thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam" và "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu". Gần đây nhất, Vinamilk trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu. Đối với Vinamilk, đơn vị này xác định phải xây dựng thương hiệu có thể mang đến cho người tiêu dùng những giá trị đích thực và có ý nghĩa đối với người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk cho biết: "Đầu tiên và tiên quyết nhất là chất lượng sản phẩm. Chúng tôi tuân thủ những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm rất khắt khe trên thế giới như Codec của Tổ chức Lương Nông và Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chuẩn Organic của châu Âu hay là BRC của Anh Quốc,... Thứ hai là yếu tố phát triển bền vững. Chúng tôi cũng đầu tư vào thực hành phát triển bền vững từ lâu. Kết quả là trong năm nay, chúng tôi đã công bố được một nhà máy và một trang trại của Vinamilk đạt được trung hòa carbon. Đây là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lâu để đạt được kết quả này".
Hiện nay, giá trị thương hiệu của Vinamilk được định giá khoảng 3 tỷ USD, đồng thời dẫn đầu Top 10 "thương hiệu có tính bền vững cao nhất Việt Nam". Để đạt được kết quả này, đại diện Vinamilk cho biết, đây không phải là một câu chuyện dễ dàng, khi mà trong ngành sữa, Việt Nam vốn không phải là một quốc gia có truyền thống chăn nuôi bò sữa và gần như Vinamilk phải đi lên từ con số 0.

"Từ những năm đầu thập niên 1990, sữa lúc đó là một cái sản phẩm xa xỉ, không phải nhà nào cũng có thể có khả năng để dùng sữa. Lúc đó thì người tiêu dùng còn rất được ưa chuộng hàng ngoại nhập ở nước ngoài, thì chúng tôi phải xác định không còn con đường nào khác là phải chứng minh được rằng các sản phẩm Việt Nam, sản phẩm của Vinamilk chất lượng ngang với những cái thương hiệu nước ngoài. Chúng tôi đã đưa các sản phẩm của mình mang ra kiểm nghiệm ở những phòng thí nghiệm rất có uy tín ở châu Âu và chứng tỏ rằng sản phẩm Vinamilk không hề thua kém. Trong những năm mà chuyển giao thiên niên kỷ, khi đất nước mở cửa rất nhiều thương hiệu sừng sỏ của nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, những thách thức lúc đó tưởng chừng như không vượt qua. Tuy nhiên bằng nỗ lực cải tổ quy trình sản xuất, cải tổ hệ thống phân phối, cải tổ cách thức làm marketing, chúng tôi cũng đã đứng vững và hiện nay là dẫn đầu thị trường". - ông Trí chia sẻ thêm.

Một yếu tố khác để góp phần xây dựng giá trị thương hiệu bền vững của Vinamilk có lẽ là sáng tạo. Điển hình như thời gian qua, đơn vị này đã có bước đi táo bạo, khi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Điều này nhận được sự quan tâm rất lớn với cộng đồng và mạng xã hội. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm mới cải tiến là Vinamilk Green Farm, sản phầm lần đầu tiên được áp dụng công nghệ kép, công nghệ hút chân không, loại bỏ những gốc oxy tự do có trong sữa để lưu giữ hương vị tự nhiên, giúp sữa thơm ngon hơn, dinh dưỡng hơn. Theo thống kê của Kantar, một công ty thị trường có uy tín trên thế giới, hiện nay cứ khoảng 10 hộ gia đình Việt Nam thì có 9 hộ gia đình sử dụng sản phẩm của Vinamilk, hay 11 năm liền Vinamilk là thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Sự tin tưởng của người tiêu dùng có lẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho sự phát triển bền vững của thương hiệu này.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0