Gia tăng đầu cơ bất động sản do nhà đất phát triển nóng
80% nguồn cung căn hộ ở phân khúc cao cấp, 47 triệu đồng cho mỗi m2 nhà chung cư, hơn 100 triệu đồng/m2 đất nền tại những nơi có dự án đi qua hoặc có thông tin lên quận, đây là những con số cho thấy sự phát triển quá nóng của BĐS tại thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua.
Khi nhìn vào những số liệu này, những tưởng giá cao là do thị trường có nhiều khởi sắc, thế nhưng một nghịch lý lại đang diễn ra: thị trường trầm lắng, không có giao dịch. Vậy, tại sao thị trường ảm đạm gần như đóng băng như vậy mà giá BĐS lại vẫn cứ “trên trời”, phải chăng vì nó không phục vụ nhu cầu ở thực mà phục vụ một mục đích khác?
Ông Bùi Ngọc Sơn – Chuyên gia kinh tế cho biết: "Bản chất của thị trường BĐS của chúng ta bây giờ là thị trường đầu cơ chứ không phải thị trường hàng hóa sản xuất ra nhà ở để cung cấp cho công chúng để ở. Nguyên nhân là do có nhiều lỗ hổng. Ví dụ như, một người có thể sở hữu bao nhiêu nhà cũng được, không có thuế gì cả, không chịu chi phí. Người ta thoải mái sở hữu, vì vậy nếu họ chưa bán được thì để cỏ mọc, chờ khi nào giá lên sẽ bán. Trong khi diện tích đất ít đi, cầu lại lớn lên, vì vậy càng đẩy giá lên cao".
Có thể thấy sự phát triển nhà ở, đất ở đang quá nóng, nhưng không có các công cụ tài chính hữu hiệu đi kèm, đã làm cho việc phát triển đô thị bị biến tướng, không phục vụ cho nhu cầu cho người cần nhà để ở mà chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu cơ, tích tụ đất của một bộ phận nhỏ người giàu trong xã hội. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đó là tính xơ cứng của sản phẩm quy hoạch không đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các thay đổi của thực tiễn cần thường xuyên điều chỉnh.
Một số nguyên nhân khác có thể kể tới đó là sự phối hợp đa ngành trong quá trình lập quy hoạch hạn chế, thiếu tính tổng thể. Điều này đã được chỉ ra rất rõ trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi mới được trình lên Chính phủ tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: "Xây dựng Dự thảo Luật thủ đô phải giải quyết được những khó khăn vướng mắc, tạo công cụ pháp lý để Hà Nội có thể bứt phá, giải quyết được những tồn tại để thủ đô phát triển. Ví dụ như phải tính đến việc quy hoạch, phát triển đô thị vệ tinh, tốc độ đô thị hóa của một số huyện lên quận, phân cấp phân quyền phải rõ".
Có thể thấy việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đô thị hóa bền vững, ổn định, khắc phục tình trạng phát triển nóng, ồ ạt, thiếu kiểm soát. Đồng thời, phải đồng bộ thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản; thực hiện phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền đô thị các khoản thu từ thuế, phí.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0