Ghi nhận hình ảnh tại chốt để không bỏ lọt vi phạm

Để người bị xử lý "tâm phục, khẩu phục" với hành vi vi phạm của mình, lực lượng CSGT tăng cường áp dụng biện pháp ghi nhận hình ảnh thông qua các thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng. Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều thay đổi về mức xử phạt sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, điều này sẽ nhằm góp phần đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu quả trong thực thi pháp luật.

Chiều ngày 1.1.2025, thực hiện nhiệm vụ tại nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ, Đội cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội) đã dùng máy ghi hình cầm tay để ghi nhận các tài xế không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu. Hình thức này nhằm xử lý triệt để tình trạng lái xe vượt đèn đỏ và không thể chối cãi việc vi phạm.

Trong gần một giờ, nhiều tài xế đã bị tổ công tác dừng kiểm tra và lập biên bản xử phạt. Tất cả đều "tâm phục khẩu phục" và chấp hành ký vào biên bản.

Lực lượng chức năng phát hiện vi phạm

Theo nghị định 168/2024/NĐ-CP, tài xế ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng; mức phạt với lái xe máy cùng hành vi này là 4 - 6 triệu đồng. Mức xử phạt này là không nhỏ vì thế càng tăng cao tính răn đe đối với người dân, hình thành thói quen tham gia giao thông văn hóa, văn minh. 

Cùng với việc tăng cường xử lý vi phạm, cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

Cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị ghi nhận hình ảnh vi phạm

Trung tá Phạm Văn Chiến - Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) thông tin, trong ca công tác kéo dài 4 giờ, tổ CSGT đã lập biên bản xử lý 10 trường hợp. "Đại đa số người tham gia giao thông biết được từ hôm nay sẽ tăng mức xử phạt với các hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông nên đã chấp hành, chỉ có một số trường hợp cố tình vi phạm. Đơn vị đã quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ phải tích cực tuyên truyền, xử lý với phương châm: Không có ngoại lệ, không có vùng cấm", Trung tá Phạm Văn Chiến cho biết.

Người dân nghiêm túc chấp hành luật giao thông

Thực tế, qua công tác tăng cường ra quân xử lý vi phạm, đảm bảo ATGT Thủ đô dịp cuối năm của lực lượng chức năng, tình hình giao thông trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực càng góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả duy trì, giữ gìn ổn định trật tự giao thông Hà Nội. 

Những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT, ùn tắc giao thông sẽ bị xử lý nghiêm, đúng người đúng tội, không có vùng cấp, không có ngoại lệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.