Gặp họa vì tin lời ‘thần y’ online

Hiện nay, ngày càng nhiều người dân tìm kiếm thông tin về sức khỏe trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những bác sĩ uy tín, nhiều người vẫn dễ dàng tin vào lời hứa "thần kỳ" của các "thần y" online lừa đảo.

Thời gian qua, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề do tin lời các bác sĩ online. Không ít ca bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, được các bác sĩ tận tình cứu chữa.

Bác sĩ Hoàng Văn Hồng – Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – cho hay: “Chúng tôi mới tiếp nhận những bệnh nhân biến chứng. Họ bị tụ dịch, nhiễm trùng và hoại tử thì mới đến khoa chúng tôi. Họ hỏi ở đây có bác sĩ này, bác sĩ kia làm việc hay không? Chúng tôi mới nói là không có bác sĩ nào tên như vậy làm ở đây cả".

Chị Nguyễn Thị Lan là một trong những nạn nhân từng tin vào lời hướng dẫn của người tự xưng là bác sĩ trên mạng. Sau một thời gian điều trị theo phương pháp của thần y này, bệnh tình của chị Lan không những không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều triệu chứng đáng quan ngại hơn.

Chị Nguyễn Thị Lan - bệnh nhân tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chia sẻ: “Tôi bị biến chứng do làm theo hướng dẫn của một bác sĩ online xem qua TikTok, tình trạng không tốt lắm nên tôi đã đến khám trực tiếp. Sau khi trải nghiệm tư vấn online trên mạng, tôi nhận ra rằng những tư vấn đó không chính xác và nó cũng không đi vào thực tế".

Những lời mời gọi chữa bệnh không thuốc men, không phẫu thuật là chiêu trò của những kẻ lừa đảo, nhằm mục đích trục lợi. Tuy đã có nhiều thông tin tuyên truyền, cảnh báo nhưng vẫn không ít người rơi vào cái bẫy lừa đảo này.

Để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người cần phải trang bị cho mình kiến thức đúng đắn, không tin vào những phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng khoa học, tránh tiền mất, tật mang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.

Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.