EU nhất trí khởi động sứ mệnh hải quân trên biển Đỏ

Đức, Pháp và Italy đã đề xuất kế hoạch này nhằm đáp lại yêu cầu từ Hà Lan, quốc gia có hoạt động vận chuyển thương mại bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng qua của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào các tàu có liên quan với Israel.
Hãng tin ANSA của Italy dẫn lời ông Borrell cho biết: “Về nguyên tắc, chúng tôi đã đồng ý khởi động sứ mệnh của EU tại Biển Đỏ. Bây giờ chúng tôi phải đạt được sự nhất trí về thời điểm nó sẽ bắt đầu.”
Hãng tin Reuters của Anh trích dẫn các nguồn ngoại giao ẩn danh ở Brussels cho biết, Cơ quan Hành động Đối ngoại của EU đặt mục tiêu thành lập sứ mệnh này trước ngày 19/2 và bắt đầu hoạt động ngay sau đó.
Theo một tài liệu nội bộ bị rò rỉ cho một số phương tiện truyền thông, sứ mệnh sẽ có sự tham gia của “ít nhất ba tàu hải quân". Một nguồn tin ngoại giao nói với tờ báo Đức Deutsche Welle (DW) hôm 21/1 rằng lựa chọn ưu tiên sẽ là mở rộng Chiến dịch Agenor, sứ mệnh giám sát do Pháp dẫn đầu ở eo biển Hormuz.
Tây Ban Nha đã tuyên bố không tham gia, nhưng Madrid cũng không phủ quyết hoàn toàn sứ mệnh này.
Lực lượng Houthi đang kiểm soát khu vực phía tây của Yemen, tuyên bố vào tháng 10/2023, họ sẽ ngăn chặn bất kỳ tàu nào có liên quan đến Israel ở Biển Đỏ, nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở dải Gaza.
Sau khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi hồi đầu tháng này, Houthi đã tuyên bố bất kỳ tàu nào của Anh hoặc Mỹ "cũng sẽ là mục tiêu hợp pháp".
Hôm thứ Hai, Houthis tuyên bố họ đã tấn công tàu buôn Ocean Jazz, một tàu chở hàng thường được quân đội Mỹ sử dụng để vận chuyển vật tư quân sự. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ đã gọi tuyên bố này là “sai sự thật.”
Theo bà Nathalie Tocci, Giám đốc Viện các vấn đề quốc tế (IAI) của Italy, EU hành động vì họ muốn được nhìn nhận là đang làm điều gì đó, nhưng dường như họ chưa suy nghĩ thật thấu đáo về hiệu quả của sứ mệnh này.
“Saudi Arabia đã ném bom Yemen trong mười năm. Liệu họ có thực sự thành công trong việc làm suy yếu năng lực quân sự của Houthis không? Không! Họ không làm được điều đó”, bà Tocci nói với hãng tin DW hôm 21/1.
Saudi Arabia đã lãnh đạo một liên minh chống Houthi kể từ năm 2015, tiến hành hàng nghìn cuộc không kích nhằm vào lực lượng này trong những năm qua, nhưng không đạt được nhiều hiệu quả trước khi đồng ý ngừng bắn vào năm ngoái.
“Vậy điều gì khiến chúng tôi nghĩ rằng một loại hoạt động hàng hải nào đó, được cho là có mục đích phòng thủ hơn là tấn công, sẽ thực sự ngăn cản được Houthi dưới bất kỳ hình thức nào?” bà Tocci cho biết thêm.
(Theo RT)


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0