EU ngăn Hungary bỏ phiếu về viện trợ cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khả năng tước quyền biểu quyết của Hungary nhằm đạt được thỏa thuận viện trợ bổ sung cho Ukraine. Động thái này được đưa ra sau các cuộc thảo luận căng thẳng tại hội nghị thượng đỉnh EU hồi tuần trước, trong đó Budapest phản đối gói hỗ trợ tài chính 4 năm trị giá 50 tỷ euro (tương đương 54 tỷ USD) cho Ukraine.

Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức EU cho biết, khối này có thể áp dụng Điều 7 của Hiệp ước Liên minh châu Âu năm 2007, cho phép tước quyền biểu quyết của một quốc gia vi phạm luật pháp châu Âu.

Mặc dù vậy, một số thành viên EU vẫn cẩn trọng với ý tưởng áp đặt các hạn chế đối với Budapest. Thay vào đó, họ có ý định chứng minh cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban thấy “toàn bộ tổn thất” của việc bị cô lập trong EU, nhằm buộc ông Orban thay đổi quyết định về việc viện trợ cho Ukraine.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đến dự hội nghị thượng đỉnh EU tại tòa nhà Hội đồng Châu Âu ở Brussels, ngày 14 tháng 12 năm 2023. Nguồn: AP

Một quan chức EU giấu tên nói với tờ Financial Times rằng mặc dù “Hungary có thể tạo ra nhiều rắc rối hơn” nhưng họ sẽ không thể “ngăn chúng tôi cung cấp viện trợ cho Ukraine”. Tờ báo này đồng thời dẫn lời một nhà ngoại giao EU giấu tên khác cho rằng, thủ tướng Orban “luôn luôn giao dịch” và chỉ đang tìm cách giải ngân khoản tài trợ trị giá 20 tỷ euro của EU, mà Brussels đã đóng băng vì các lo ngại liên quan đến quy định cải cách pháp lý ở quốc gia Trung Âu.

Trước đó vào ngày 15/12, Hội nghị thượng đỉnh EU đã không thể thông qua đề xuất viện trợ bổ sung cho Ukraine, do Hungary bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, Budapest không ngăn cản việc khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Kiev như đã đe dọa trước đó, sau khi Ủy ban châu Âu (EU) được cho là có động thái nhượng bộ, cho phép giải ngân khoản tài trợ trị giá 10 tỷ euro cho Hungary. Phát biểu với Đài phát thanh Kossuth của Hungary sau khi kết thúc hội nghị, thủ tướng Orban nhấn mạnh rằng Budapest vẫn còn khoảng 75% cơ hội để cản trở con đường trở thành thành viên EU của Kiev. Ông Orban đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về điều mà ông mô tả là nạn tham nhũng tràn lan ở Ukraine.

(Nguồn: RT, Financial Times)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.