EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026
Hiện khoảng 4,2 triệu người Ukraine đăng ký tị nạn ở khắp EU, trong đó Đức, Ba Lan và Cộng hòa Séc là những quốc gia có số lượng lớn nhất.
Nicole De Moor - Quốc vụ khanh phụ trách tị nạn và di cư của Bỉ, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho đến hết tháng 6, khẳng định những người muốn sơ tán khỏi cuộc xung đột tại Ukraine có thể tiếp tục tin tưởng vào tình đoàn kết của EU.

Ban đầu, EU cấp cho người Ukraine quyền được ở lại liên minh gồm 27 quốc gia thành viên này sau khi bùng phát xung đột Nga - Ukraine hồi tháng 2/2022. Sau đó, quyền của người tị nạn Ukraine tại EU đã được gia hạn. Biện pháp này sẽ hết hạn vào ngày 4/3/2025 trước khi được gia hạn thêm đến tháng ba năm 2026.
Những người tị nạn Ukraine được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của công dân EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.


Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
0