EU áp thuế chống bán phá giá 12,1% với thép Việt
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành kết luận sơ bộ và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Dựa trên dữ liệu do hai công ty Việt Nam cung cấp là Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Thép Hòa Phát Dung Quất, EC xác định biên độ bán phá giá sơ bộ với hàng hóa từ Việt Nam dao động 0 - 12,1%, tùy doanh nghiệp. Do đó, cơ quan này quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời 12,1% với sản phẩm từ Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và các công ty khác.
Riêng thuế với Thép Hòa Phát Dung Quất của tỷ phú Trần Đình Long là 0%. Mức thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá CIF (người bán chịu phí vận chuyển, bảo hiểm hàng tới cảng) tại biên giới EU, chưa gồm thuế hải quan.


Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
0