Ethiopia vỡ nợ quốc gia

Ethiopia đã trở thành quốc gia châu Phi thứ ba vỡ nợ trong nhiều năm qua, sau khi không thể thanh toán số tiền 33 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Theo hãng tin Reuters, quốc gia đông dân thứ hai châu Phi hồi đầu tháng 12 tuyên bố họ dự định chính thức công bố tình trạng vỡ nợ do đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng sau đại dịch COVID-19 và cuộc nội chiến kéo dài hai năm vừa kết thúc vào tháng 11/2022.

Đáng lẽ Ethiopia phải thực hiện thanh toán vào ngày 11/12, nhưng về mặt kỹ thuật thì ngày 26/12 mới là hạn cuối nhờ điều khoản “thời gian ân hạn” 14 ngày được ghi trong loại trái phiếu trị giá 1 tỷ USD này.

Ethiopia vỡ nợ quốc gia

Theo hai nguồn thạo tin, các trái chủ vẫn chưa được trả lãi tính đến cuối ngày 22/12 - ngày làm việc cuối cùng của ngân hàng quốc tế trước khi hết thời gian ân hạn.

Vụ vỡ nợ được nhiều người dự đoán trước trên sẽ khiến Ethiopia cùng với hai quốc gia châu Phi khác là Zambia và Ghana tham gia tái cơ cấu "Khuôn khổ chung" toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.

Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.