EP tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine

Ngày 17/7, trong phiên họp nghị viện khóa mới tại thành phố Strasbourg (Strat-bua) ở Pháp, Nghị viện Châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết đầu tiên với số phiếu áp đảo, trong đó tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine.

Với 495 phiếu thuận, 37 phiếu chống và 47 phiếu trắng các nghị sĩ khóa mới của Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết đầu tiên, tái khẳng định cam kết của châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine về mặt chính trị, kinh tế và quân sự.

Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã viện trợ cho Ukraine tổng số tiền lên đến 95 tỷ Euro (khoảng gần 104 tỷ USD), 1/3 trong số đó là dưới hình thức viện trợ quân sự.

EP tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine

Nghị quyết cũng lên án chuyến thăm Nga gần đây của Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, người đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu, là vi phạm các Hiệp ước và chính sách đối ngoại chung của EU.

Mặc dù được thông qua với số phiếu áp đảo nhưng một số nghị sĩ của Nghị viện châu Âu vẫn phản đối nghị quyết và cho rằng việc đối thoại là cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.