Đức khẳng định EU phải chấp nhận kết nạp Ukraine

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine vì nước này “có ý nghĩa địa chính trị quan trọng” đối với lợi ích của họ.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine vì nước này “có ý nghĩa địa chính trị quan trọng” đối với lợi ích của họ.

Phát biểu tại Hội nghị Đảng Xanh ở thành phố Karlsruhe, bang Baden hôm thứ Bảy, ngoại trưởng Baerbock khẳng định rằng EU phải chấp nhận Kiev gia nhập, vì Berlin không còn đủ khả năng chi trả cho bất kỳ vùng xám nào ở châu Âu

Ngoại trưởng Đức phát biểu tại Hội nghị đảng Xanh, nguồn: YouTube / DieGruenen

Bà Baerbock nói: “Việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu là vì lợi ích địa chính trị của chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ không chỉ tiếp tục hỗ trợ Ukraine mà còn tăng cường hỗ trợ ở cấp độ EU và NATO”. Bà Baerbock nhấn mạnh rằng: “Châu Âu là bảo hiểm nhân thọ của chúng tôi. Đó là điều quan trọng và mang tính quyết định về mặt địa chiến lược.”

“Rõ ràng là, Ukraine sẽ củng cố EU trong tương lai gần”, bà nói.

Trước đó, bà Baerbock từng khẳng định, tương lai của Ukraine “nằm ở” EU, đồng thời nói thêm rằng khối này sẽ sớm kết hợp các khu vực đã sáp nhập Nga vào năm 2022 nhưng Kiev vẫn tuyên bố thuộc chủ quyền. “EU sẽ sớm trải dài từ Lisbon đến Lugansk”, bà Baerbock nói với các nhà báo bên lề cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU diễn ra tại thủ đô Kiev Ukraine ngày 02/10.

Tuyên bố của ngoại trưởng Baerbock được đưa ra chỉ vài ngày sau khi truyền thông Đức nhận định: Đức có thể sắp đạt đến giới hạn về khả năng tài chính để cung cấp viện trợ quốc phòng cho Ukraine. Tờ báo Der Tagesspiegel cho rằng, Berlin sẽ không thể giao thêm xe tăng cho Kiev như đã cam kết.

Kể từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2 năm ngoái,  Đức là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Theo thống kê của Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), Berlin chi khoảng 18,2 tỷ USD để hỗ trợ quân sự cho Kiev, trong khi Mỹ đã chi khoảng 45 tỷ USD.

Nguồn: RT

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.