Đức kêu gọi chia sẻ gánh nặng trong vấn đề Ukraine

Đức đã kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ gánh nặng hỗ trợ Ukraine, đồng thời kêu gọi EU đoàn kết hơn nữa để ứng phó thách thức.

Phát biểu tại đại hội của Đảng Dân chủ Tự do Đức, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng, giờ là lúc EU nên chứng minh là một khối đoàn kết.

Theo ông Lindner, mối đe dọa tồn tại đối với toàn bộ châu Âu. Vì vậy, những thành viên khác cũng cần tham gia chia sẻ gánh nặng. Đức không thể hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine để các nước giàu có châu Âu khác phải làm ít hơn.

Hiện tại, Đức là nhà cung cấp quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ. Theo Trung tâm nghiên cứu tại Viện Kiel, Mỹ đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine 42,1 tỉ Euro, còn Đức đã gửi Ukraine tổng cộng 17,1 tỉ Euro.

Tháng 11 năm ngoái, liên minh cầm quyền tại Đức của Thủ tướng Olaf Scholz cũng đã nhất trí trên nguyên tắc về việc tăng gấp đôi số tiền viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2024, lên 8 tỉ Euro.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.