Dự thảo danh mục bổ sung nghề độc hại, nguy hiểm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm 51 nghề, công việc thuộc 3 lĩnh vực: Xây dựng, vận tải, thương binh và xã hội.

Trong đó có 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, giàn giáo công trình; lắp dựng thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, tấm tường, tấm sàn, tấm mái công trình; gia công, lắp dựng cốt thép công trình; thi công sơn, bả, chống thấm bề mặt công trình cao trên 6m; thi công đào, xúc đất, đá, cát công trình hở; giao nhận hàng hóa đầu cần ở các bến cảng; lái xe chở tổng đoạn tàu thủy, có trọng tải từ 50 tấn trở lên; các nghề sửa chữa điện trong nhà máy đóng tàu; vận hành máy cắt công nghệ cao trong nhà máy đóng tàu; nhân viên tư vấn tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình...

Lao động nghề nguy hiểm đối mặt nhiều với rủi ro tai nạn nghề nghiệp. (ảnh minh họa)

Các công việc trên hoặc phải thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ ngã cao, phải chịu tác động của ồn, rung, hơi khí độc, bụi, tiếp xúc với dầu mỡ công nghiệp; hoặc căng thẳng thần kinh, tâm lý. Một số nghề phải làm việc ở nơi thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí… Ví như nhân viên trực tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 thường xuyên tiếp nhận thông tin qua điện thoại và tư vấn, trả lời, hướng dẫn, căng thẳng thần kinh, tâm lý.

14 nghề còn lại là các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, gồm: Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm; lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, hệ khung đỡ ván khuôn, đường trượt… công trình hầm, ngầm; lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển (cần trục tháp, cần trục, vận thăng, sàn treo…) phục vụ thi công xây dựng công trình; lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm.

Cùng với đó là công việc thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm; gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngầm; lắp dựng các thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, hệ thống đường ống công trình hầm, ngầm; khoan phun vữa xi măng gia cố nền đập và tạo màng chống thấm công trình hoặc khoan phun vữa xi măng trong hầm, ngầm; các công việc xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm; khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố hầm, ngầm; vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích; lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên; lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên; phun vẩy vữa bê tông gia cố hầm hoặc phun vẩy vữa bê tông gia cố mái taluy… Đây được coi là các công việc có tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, môi trường thiếu dưỡng khí; hoặc công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung lắc; hoặc nơi làm việc thiếu ánh sáng, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.