Dự báo kết quả kinh doanh qua biến động giá cổ phiếu
Trong thị trường tài chính, không phải lúc nào kết quả kinh doanh cũng là yếu tố “kích hoạt” đà tăng giá cổ phiếu. Thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong Quý I/2025 lại cho thấy một xu hướng ngược lại: giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã phản ánh sớm kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực, trước cả khi báo cáo tài chính hay đại hội cổ đông thường niên được tổ chức.
Điểm chung dễ nhận thấy ở các cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong Quý I là đều gắn với những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực hoặc được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2025. Đáng chú ý nhất phải kể đến cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (mã VIC) đã tăng gần 80% từ vùng giá 40.000 đồng/cổ phiếu lên mức đỉnh hơn 70.000 đồng/cổ phiếu.
Mới đây nhất, Tập đoàn Vingroup đã thông qua kế hoạch năm với mục tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với thực hiện năm 2024. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp mục tiêu đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 90%. Ngay sau đó, định giá cổ phiếu VIC tiếp tục tăng mạnh hai phiên tiếp theo, kết phiên ngày 25/4 ở mức 67.000 đồng/cổ phiếu. Theo sau VIC, cổ phiếu của các ngân hàng dẫn dắt thị trường trong Quý I mới đây cũng cho thấy kết quả kinh doanh ấn tượng.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích - Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá: "Đây là giai đoạn trong mùa Đại hội cổ đông mà các nhà đầu tư mong chờ, nên mức độ biến động của thị trường là không lớn và sẽ theo xu hướng đi ngang, xoay quanh tích luỹ là chính. Trong giai đoạn này, những nhóm ngành vẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi là nhóm công nghệ - được xem là sự trú ẩn tạm thời và nhóm thứ hai cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thị trường, đó là nhóm chứng khoán".
Quý I/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ các thông tin kinh tế - chính trị thế giới, đặc biệt là sau chính sách thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tới thời điểm hiện tại, khi thị trường đã dần hồi phục sau cú sốc giảm gần 200 điểm, dòng tiền đã ổn định hơn nhưng vẫn cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành.
Ông Nguyễn Đức Khang - Giám đốc phân tích - Công ty chứng khoán Pinetree cho biết: “Thông thường khi thị trường tạo đáy đi lên thì cần niềm tin của nhà đầu tư và dòng tiền lớn dẫn dắt. Theo kinh nghiệm của tôi, ở thời điểm này, các nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành vì chúng mới đủ lực để cho thị trường xác định được vùng đáy”.
Ông Phạm Đắc Thành, Giám đốc chi nhánh Hà Nội - Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định: “Trong Quý I, các cổ phiếu dẫn dắt thị trường là các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là cổ phiếu VIN, VIC, VHM, sau đó đến các mã cổ phiếu ngân hàng…”.
Các doanh nghiệp Việt đang ngày càng minh bạch thông tin tài chính, chiến lược kinh doanh thậm chí cả rủi ro tiềm ẩn. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có cơ sở đánh giá đúng giá trị thực của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư. Điều đó thể hiện ở việc dòng tiền phân hoá rõ rệt ở các nhóm ngành cổ phiếu ở mọi thời điểm chứ không cần chờ đến khi doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên hay công bố báo cáo kết quả kinh doanh.


Do đồng USD mất giá mạnh trong thời gian gần đây, nhiều đồng tiền ở châu Á tăng giá chóng mặt và buộc ngân hàng trung ương phải vào cuộc để ngăn sự leo thang quá mức của tỷ giá đồng nội tệ.
Hệ thống công nghệ mới (KRX) chính thức vận hành bước đầu ổn định và thông suốt đã có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng tích cực và kết quả kinh doanh quý I khởi sắc.
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam) vừa thông báo gặp sự cố công nghệ thông tin, làm ảnh hưởng đến việc đặt lệnh giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội có 4.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5,5%, theo số liệu từ Chi cục Thống kê TP. Hà Nội.
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai chi tiết phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Tinh thần này đã được nhắc tới hai lần trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những húy kỵ, giáo điều để giúp khơi thông và tháo bung nguồn lực của nhân dân cùng năng lực nội sinh của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã rất khác trước đây.
0