Đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Theo thông tin tại buổi Họp báo chính phủ thường kỳ, việc bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội. Hiện có 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức.

Theo ông Vũ Đăng Minh, Luật Cán bộ, công chức đã quy định có thể thi hoặc xét nâng ngạch công chức và phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Luật Viên chức cũng quy định việc bổ nhiệm vào ngạch cao hơn có thể thực hiện qua hình thức thi hoặc xét.

Ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ trả lời tại họp báo.

Thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được thực hiện từ khi có Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998. Trong quá trình tổ chức thi, Bộ Nội vụ nhận thấy có một số khó khăn. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành để ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài Bộ ban hành thông tư, số còn lại chưa ban hành. Viên chức tập trung chủ yếu ở ngành Giáo dục, Y tế, Khoa học - Công nghệ và các Bộ này chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi.

Do chưa quy định được nội dung thi nên việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa sát với vị trí việc làm, công việc của viên chức, chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, nội dung thi thăng hạng còn hình thức, không thực sự đạt mục tiêu của việc thăng hạng.

Thêm vào đó, số lượng viên chức rất lớn (gần 2 triệu người) nên việc tổ chức thi hàng năm là rất khó và số lượng được thi rất ít. “Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện xếp hàng mãi chưa được thi, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ, cũng như quyền lợi chính đáng của đội ngũ viên chức, đặc biệt là đội ngũ giáo viên”, ông Vũ Đăng Minh cho hay.

Ngoài ra, để được dự thi phải có tiêu chuẩn điều kiện là có chứng chỉ chuyên ngành. Nếu chưa tổ chức được những lớp này, viên chức chưa có chứng chỉ nên chưa được thi. Đây là rào cản, hạn chế trong quá trình tổ chức thi.

Quá trình thi cũng tốn kém về chi phí. Thí sinh phải bỏ công sức, thời gian để ôn thi, chi phí xã hội rất lớn. Nếu bỏ được thi sẽ tiết kiệm được chi phí xã hội, giảm thiểu thủ tục hành chính.

“Bộ Nội vụ đã tiến hành đánh giá tác động theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đến nay có 94/95 bộ, ngành, địa phương cũng như các đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức đồng ý với việc bỏ thi thăng hạng viên chức”, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho hay.

Theo ông Vũ Đăng Minh, nếu bỏ thi sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trên, giảm áp lực cho đội ngũ công chức, viên chức. Thi hay xét thăng hạng đều nhằm nâng cao trình độ, năng lực của công chức, viên chức. Nếu đáp ứng được trình độ thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức cao hơn. Mặt khác, xét thăng hạng sẽ giảm được thủ tục hành chính trong bổ nhiệm viên chức./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Sở xây dựng Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Lê Duẩn và nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến - Hai Bà Trưng - Cửa Nam từ ngày 21/4.