Dòng kiều hối trợ lực thị trường bất động sản

Với các quy định thông thoáng về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều trong Luật Đất đai 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD/năm về Việt Nam được kỳ vọng là trợ lực tạo dòng tiền cho thị trường bất động sản.

Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây luôn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đạt trên 190 tỷ USD. Riêng năm 2023, lượng kiều hối cả nước ước đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.

Ước tính mỗi năm có tới 25% lượng kiều hối được gửi gắm vào thị trường BĐS. Theo các chuyên gia, trong dài hạn, dòng kiều hối sẽ là nguồn cầu mạnh mẽ giúp thị trường phát triển, hướng tới phân khúc sản phẩm căn hộ ở khu vực trung tâm hay phân khúc biệt thự cao cấp tại các đô thị lớn; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đang trong quá trình lấy ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho phát triển nhà ở xã hội.

Nhu cầu vay vốn để phát triển trong giai đoạn tiếp theo của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn nhưng việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng lại không hề dễ dàng, bởi lẽ có quá nhiều rào cản, người dân cũng không mặn mà với những gói vay này.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Hà Nội đặt mục tiêu rút ngắn tối thiểu 60% thời gian xử lý thủ tục hành chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, so với quy định hiện hành.

Nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn gặp khó khăn trong quá trình phục hồi và phát triển do chưa tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, bên cạnh các rào cản về thủ tục và điều kiện vay vốn.

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) đã được động thổ vào ngày 2/4.