Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sáng 9/1, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 29, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trước khi trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo tóm tắt về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Quốc hội và lãnh đạo Chính phủ, trong thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, hiệu quả trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật. Các cơ quan đã dành nhiều thời gian để thực hiện thảo luận, nghiên cứu tiếp thu, giải trình và hoàn thiện phương án kỹ thuật thể hiện chính sách nhằm bảo đảm cách hiểu rõ ràng, thống nhất, phản ánh đúng nội hàm từng chính sách trong dự thảo luật này.

Hình ảnh tại phiên họp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. So với dự thảo luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật lần này đã bỏ 5 điều, hoàn thiện, chỉnh lý, sửa đổi 250 điều.

Trong sáng 9/1, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); nghe thành viên Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh giải trình về một số nội dung của dự thảo luật. Trong chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và tiến hành bế mạc phiên họp thứ 29.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.