Đóng góp của sinh viên quốc tế cho kinh tế Mỹ

Sinh viên quốc tế đóng góp hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ thông qua học phí, chi tiêu sinh hoạt, du lịch và các khoản đầu tư liên quan.

Theo báo cáo thường niên của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và Bộ Thương mại Mỹ, sinh viên quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, không chỉ với tư cách là người học, mà còn là những người tiêu dùng, người lao động tiềm năng và là cầu nối thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong giáo dục và công nghệ.

Nhiều sinh viên quốc tế trả toàn bộ học phí - mức học phí cao hơn sinh viên bản địa, giúp các trường đại học và cao đẳng Mỹ tăng nguồn thu để duy trì chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và đầu tư vào nghiên cứu. Đặc biệt ở các trường công lập, trong bối cảnh tài trợ từ tiểu bang ngày càng hạn chế, học phí từ sinh viên quốc tế trở thành nguồn thu quan trọng. Theo Hiệp hội Các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA), trong năm học 2022-2023, sinh viên quốc tế đã đóng góp khoảng 40,1 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ hơn 368.000 việc làm.

Ngoài học phí, sinh viên quốc tế còn chi tiêu cho nhà ở, thực phẩm, bảo hiểm, sách vở, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác. Những khoản chi tiêu này thúc đẩy tiêu dùng địa phương, đặc biệt ở các thành phố đại học như Boston, Los Angeles, New York hay các bang như California, Texas và Massachusetts - nơi tập trung đông đảo sinh viên quốc tế. Các ngành như bất động sản, bán lẻ, vận tải và dịch vụ ăn uống đều hưởng lợi trực tiếp từ nhóm đối tượng này.

Bên cạnh đó, sinh viên quốc tế góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới của Mỹ. Nhiều người theo học các ngành then chốt như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), lĩnh vực mà Mỹ đang thiếu hụt nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, một số sinh viên được phép ở lại làm việc thông qua các chương trình như Optional Practical Training (OPT), giúp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty công nghệ, viện nghiên cứu và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn, sinh viên quốc tế còn tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa Mỹ và các quốc gia khác. Nhiều người sau khi trở về nước sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong chính phủ, doanh nghiệp hoặc học thuật và duy trì các mối quan hệ hợp tác với đối tác Mỹ. Điều này góp phần củng cố vị thế của Mỹ như một trung tâm giáo dục toàn cầu và thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế - chính trị dài hạn.

Công chúa Bỉ đang theo học tại đại học Harvard.

Theo báo cáo Open Doors 2024, trong năm học 2023-2024, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia gửi sinh viên quốc tế lớn nhất đến Mỹ, với 331.602 sinh viên, tăng 23% so với năm trước. Trung Quốc đứng thứ hai với 277.398 sinh viên, giảm 4% so với năm trước. Cả hai quốc gia này chiếm hơn một nửa tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov đã thông báo cho người đồng cấp Mỹ Marco Rubio về việc Moskva đang chuẩn bị các đề xuất cụ thể cho vòng đàm phán thứ hai với Ukraine tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một máy bay tuần tra của Hải quân Hàn Quốc chở 4 người đã gặp nạn trong chuyến bay huấn luyện chiều 29/5 và rơi xuống sườn núi ở thành phố Pohang, miền Đông Nam nước này.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi ngày 28/5 đã tái khẳng định lập trường kiên định của nước này về vấn đề hạt nhân.

Trung Quốc đã bắt đầu sứ mệnh thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Thiên Vấn-2 bằng cách phóng một trong những tàu thăm dò robot tân tiến nhất.

Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào ba khu phức hợp công nghiệp - quân sự quan trọng ở Nga.

Hoạt động bỏ phiếu trước thời hạn để bầu tổng thống thứ 21 của Hàn Quốc đã được tiến hành đồng loạt tại các khu vực bầu cử của nước này từ 6h ngày 29/5.