Đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may lo thiếu lao động

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.

Với lượng đơn hàng tăng gần 50% so với quý 4/2024, Công ty TNHH dệt may Dony đang gấp rút tuyển thêm 30% lao động. Riêng lao động thời vụ, doanh nghiệp liên tục tuyển thêm ngay từ đầu năm để hỗ trợ cho các dây chuyền sản xuất chính.

Ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH dệt may Dony cho biết: "Để đáp ứng được đơn hàng tăng trưởng cao như vậy và đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cho khách, buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm lực lượng lao động. Chúng tôi cũng cần phải đảm bảo lương bằng hoặc thậm chí cao hơn mặt bằng chung thì tuyền dụng mới dễ dàng. Doanh nghiệp chúng tôi cũng đang dùng chính sách trả lương theo sản phẩm, thu nhập dao động từ 16-20 triệu bao gồm lương thưởng, tăng ca và các phụ cấp khác".

Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang gặp khó khăn do thiếu hụt lao động tay nghề cao, đặc biệt là nhân lực vận hành công nghệ mới, hiện chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Trong khi đó, lượng đơn hàng đã ký kết kéo dài đến hết quý 3/2025, gây áp lực lên hoạt động sản xuất.

"Chúng tôi chủ yếu gia tăng công nghệ. Nếu như trước đây một dây chuyền vận hành khoảng 50 công nhân thì chỉ đạt khoảng 1.200 sản phẩm xuyên suốt tất cả các khâu đến hoàn tất, thì khi áp dụng công nghệ vào vận hành, tổng sản phẩm tăng lên khoảng 2.500 -3.000 sản phẩm. Nhưng số lao động đáp ứng cho việc vận hành công nghệ chỉ mới khoảng 50-60%", ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean.

Trước đây, do đơn hàng sụt giảm, nhiều công nhân rời bỏ ngành về quê hoặc chuyển sang công việc khác. Đến thời điểm hiện tại, khi ngành dệt may phục hồi, tình trạng thiếu hụt lao động trở nên rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ngoài ngành và doanh nghiệp FDI.

Theo PGS, TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn thị trường tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM, cần chăm lo nhiều hơn cho đời sống của công nhân để giữ chân được lao động hiện tại và thu hút được thêm nguồn nhân lực lao động mới trong thời gian tới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động trong ngành dệt may.

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động và duy trì mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Dự báo từ nay đến cuối năm 2025, ngành sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, ngay cả ngành sợi – vốn ít sử dụng nhân công – cũng gặp nhiều thách thức. Vì vậy, các doanh nghiệp cần triển khai giải pháp giữ chân người lao động, bảo đảm hiệu quả sản xuất và duy trì tăng trưởng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

30 doanh nghiệp đã vinh dự nhận Giải thưởng Mạc Đĩnh Chi - Thương hiệu số 1 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể đạt đến giới hạn nợ hiện tại vào tháng 8/2025.

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.