Đôn đốc xử lý sau thanh tra tại TCT Thuốc lá Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm đối với các nội dung kết luận, kiến nghị tại Kết luận số 966/KL-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn tại Vinataba.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TP.HCM, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và có báo cáo về cơ quan này.
Về việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an làm rõ việc mua bán nguyên liệu của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Dung, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP và các quy định của pháp luật có liên quan để chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 20/10, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Kết luận Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong việc đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có sai phạm khi thực hiện góp vốn Dự án tại 152 Trần Phú (TP HCM).
Đối với việc quản lý đất đai, Thanh tra Chính phủ kết luận, một số thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hoàn thiện các thủ tục đối với diện tích đất được Nhà nước cho thuê (như Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá, Công ty Thuốc lá Sài Gòn). Một số dự án khác cũng chậm tiến độ, phải phê duyệt nhiều lần làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh (Dự án đầu tư chiều sâu phân xưởng sợi, Dự án đầu tư thiết bị kho nguyên liệu và kho thành phần của Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Dự án xây trụ sở Vinataba tại 30 Nguyễn Du, Hà Nội).
Kết luận thanh tra cũng xác định, nguồn gốc một số nguyên liệu thuốc lá của DNTN Tuấn Dung bán cho các công ty thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (như Công ty CP Hòa Việt, Công ty Thuốc lá Bến Tre, Công ty Thuốc lá An Giang, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp, Công ty Thuốc lá Cửu Long) có dấu hiệu hợp thức hóa nguyên liệu không hợp pháp.
Từ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xác minh, làm rõ những vụ việc mua bán nguyên liệu của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Dung có dấu hiệu của tội “Trốn thuế”, theo Điều 200 BLHS…
PV/HANOITV
(Tổng hợp)


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0