Đối thoại thực chất, tháo gỡ khó khăn phát triển làng nghề
Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề được UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 5/7 sẽ mang lại những thông tin quan trọng, bổ sung vào đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố.
Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh làng nghề Thủ đô đã hoạt động nhiều năm, nhưng tìm nguyên liệu, quy hoạch khu sản xuất tập trung và đầu ra cho sản phẩm vẫn là nỗi trăn trở lớn.

Ông Bùi Tiến Anh, Cơ sở mây tre đan xã Ninh Sở, Thường Tín, cho biết: “Chúng tôi xuất đi nước ngoài toàn những khách quen, nhiều đối tác mới đến nhưng họ chưa làm được gì nhiều với chúng tôi”.
Những khó khăn này đã tìm được hướng giải quyết từ hội nghị đối thoại giữa chính quyền thành phố với đại diện các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề.
Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn lực lớn để Hà Nội sớm hoàn thành và thông qua đề án tổng thể phát triển làng nghề.


Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
Giữ gìn làng nghề không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà còn tạo ra giá trị kinh tế mới. Việc gia nhập mạng lưới Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới là cơ hội đưa làng nghề Hà Nội vươn tầm quốc tế, nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc.
UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ trao bằng của UBND thành phố công nhận “Nghề truyền thống Hà Nội” cho Cốm làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu vào sáng 9/3.
Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, không chỉ là dịp quy tụ các cây dáng thế khác lạ, mà còn để những người yêu cây, giới sưu tầm tìm về, góp phần định hướng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.
Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
0