Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong trường học

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm là nội dung bắt buộc được các trường học tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa ngày càng được tổ chức đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau đã giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng sống để phát triển toàn diện hơn.

Là mô hình trường THPT thực hành, công lập chất lượng cao. Trường THPT Khoa học Giáo dục thường xuyên tổ chức các sự kiện theo chủ đề cũng như các hoạt động để học sinh được rèn luyện các kỹ năng, thể hiện bản thân, nâng cao tinh thần hợp tác và luôn cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Ngày hội Giáo dục trải nghiệm và Giáo dục địa phương với chủ đề “Mùa Xuân đầu tiên”, chỉ trong thời gian một ngày, các em học sinh trường THPT Khoa học giáo dục đã tích lũy được nhiều trải nghiệm thú vị.

Đổi mới các hoạt động ngoại khóa trong trường học

Từ trang trí hội trại theo chủ đề đa quốc gia hoặc văn hóa dân gian; triển lãm tranh; trình diễn thời trang, đến các cuộc thi mang tính giải trí và học thuật, kích thích tư duy như Hùng biện tiếng Anh Metanoia; cuộc thi HES RUBIK; cuộc thi hát tiếng Anh,…

Tại Ngày hội Giáo dục trải nghiệm và Giáo dục địa phương, các học sinh sẽ được giao lưu và phát huy tính sáng tạo thẩm mỹ, khả năng thiết kế của từng cá nhân; tự do sáng tạo và lưu giữ các tác phẩm.

Ngày hội Giáo dục trải nghiệm và Giáo dục địa phương

Cùng với đó, các em sẽ được thỏa sức vui chơi, tìm hiểu về các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích, góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, giúp các em giải trí sau những giờ học trên lớp.

Hoạt động ngoại khóa lần này cũng là dịp để các học sinh giảm áp lực, nâng cao thể lực, rèn luyện kĩ năng sống và gắn kết hơn với bạn bè qua các hoạt động tập thể.

“Mùa Xuân đầu tiên” nhằm tạo ra những trải nghiệm giáo dục sâu sắc, kích thích tư duy khám phá và rèn luyện kĩ năng tương tác xã hội cho học sinh toàn trường; hướng đến việc giúp học sinh hiểu biết rõ hơn về văn hóa địa phương, xây dựng kĩ năng giao tiếp và thúc đẩy ý thức cộng đồng, giúp học sinh mở rộng kiến thức về sự đa dạng văn hóa, khuyến khích lòng tự hào và tôn trọng đối với sự khác biệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.