Độc đáo Tết cổ truyền các nước châu Á tại Hà Nội

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Trong không khí giao lưu thân mật, ấm áp tình hữu nghị, các đại biểu đã cùng thưởng thức các tiết mục nghệ thuật do các nghệ sĩ Việt Nam cùng cán bộ đại sứ quán các nước và lưu học sinh biểu diễn; trực tiếp tham gia các nghi lễ truyền thống vẫn thường được tổ chức vào dịp Tết của các nước châu Á như: lễ tắm tượng Phật, té nước cầu may, Lễ hội Holi - ném bột màu của Ấn Độ hay lễ buộc chỉ cổ tay -  phong tục, tập quán tâm linh của người dân Lào với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

"Đối với đất nước Lào chúng tôi, Bunpimay 2024 là Lễ hội có ý nghĩa hết sức trọng đại. Trong dịp Tết cổ truyền hay các sự kiện quan trọng, chúng tôi đều tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay để cầu mong may mắn, tốt đẹp. Sự kiện hôm nay không chỉ động viên các cán bộ đại sứ quán đón Tết xa quê hương mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về phong tục này của Lào"

Bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ Lào tại Việt Nam

"Đây là lần đầu tiên tôi tham gia sự kiện này tại Hà Nội. Tôi rất vui vì Tết Cổ truyền là dịp rất quan trọng đối với các quốc gia như Myanmar chúng tôi hay Lào, Thái Lan, Campuchia,... và một số quốc gia châu Á khác. Tôi thấy mọi người đều rất tận hưởng chương trình giao lưu hôm nay và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, nhiều sức khỏe, vui vẻ và bình an trong năm mới. Tôi rất cảm ơn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước đã phối hợp tổ chức sự kiện này."

Ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Myanmar

Tết cổ truyền của một số nước Châu Á thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Ở mỗi nước lại có một tên gọi khác nhau, như ở Lào, người ta vẫn gọi là Tết “Bunpimay”, Campuchia gọi là Tết “Chol Chnam Thmey”, Thái Lan gọi là “Songkran”, còn lại Myanmar gọi là Tết “Thing Yan” .

Với những nghi lễ, tiết mục mang đậm màu sắc văn hoá cổ truyền của mỗi nước, ngay tại Hà Nội, bạn bè Châu Á đã được sống trong không khí của ngày Tết cổ truyền quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.