Độc đáo phiên bản gốm của ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'
Những ngày đầu năm 2024, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) trở nên tất bật hơn thường nhật. Các nghệ nhân đang vội vã hoàn thiện những sản phẩm gốm, sứ phục vụ cho Tết Giáp Thìn sắp tới.

Tết Nguyên đán tới gần cũng là lúc các cơ sở kinh doanh gốm sứ cho ra những sản phẩm độc đáo mang hình tượng linh vật theo năm con giáp tượng trưng cho năm đó. Đáng chú ý, một cơ sở kinh doanh gốm sứ tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạo ra mẫu sản phẩm quà tặng hình tượng rồng cho năm Giáp Thìn 2024 mang tên "Dấu ấn Rồng thiêng".

Một nghệ nhân lành nghề đã có hàng chục năm gắn bó với gốm sứ chia sẻ " Sản phẩm chính mà xưởng của ông làm cho dịp Tết năm nay chính là những chiếc ấn rồng. Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc dưới thời vua Minh Mạng"

Theo các nghệ nhân, tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng, làm sao để tạo sản phẩm có hình dáng đúng theo mẫu, rồng mang yếu tố Việt Nam chứ không lẫn sang nước khác.

Những sản phẩm gốm hình tượng rồng sau khi hoàn thiện phần tạo hình sẽ được đem đi tráng men và nung. Sau khi ra khỏi lò nung sẽ tới công đoạn vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng cho sản phẩm gốm.

Ông Nguyễn Văn Lực, người đặt hàng tại xưởng này cho biết năm nay doanh nghiệp của ông bày bán sản phẩm Kỳ Linh Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Dấu ấn rồng thiêng". Sau khi được hoàn thiện cơ bản và được tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.

Giá thành của các sản phẩm được chào bán từ 6-9 triệu đồng tùy thuộc vào các phiên bản và màu sắc.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0