Độc đáo nghệ thuật thêu thiếc ở Trung Quốc

Tại Công viên Văn hóa Dân tộc ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đang diễn ra các buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu, bao gồm nhiều bước như kéo sợi, dệt, thêu, thêm họa tiết hoa, sửa họa tiết và phủ thiếc.

Cô Zhang Jing, Phó giáo sư thiết kế nghệ thuật, Đại học Dân tộc Quý Châu cho biết: “Trong thêu thiếc, một số loại vải tối màu sẽ được kết hợp làm nền cho những hoa văn thêu bằng sợi thiếc màu bạc, qua đó tạo nên sự tương phản. Đây là phong cách đặc trưng trong thêu truyền thống của dân tộc Miêu”.

Riêng công đoạn kéo sợi đã mất vài tháng, vì để tạo ra một tác phẩm thêu thiếc, cần hàng nghìn dải thiếc, mỗi dải được cắt tỉ mỉ thành những sợi chỉ mỏng vài milimet. Do đó, một sản phẩm thêu thiếc hoàn chỉnh có thể mất thời gian đến vài năm. Sản phẩm tạo ra vô cùng độc đáo và kỳ công.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu
Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu.

Anh Wu Guanglei, khán giả đến buổi trình diễn chia sẻ: “Thêu thiếc khác biệt so với các loại thêu khác. Nó tạo ra một hiệu ứng thị giác lấp lánh cho bộ trang phục trên sàn diễn”.

Cô Vương Hoành Thạch, 44 tuổi là một người gắn bó sâu sắc với kỹ thuật thêu thiếc từ khi còn nhỏ. Khi mới 7 tuổi, cô Vương Hoành Thạch đã bắt đầu học nghề thủ công phức tạp này từ gia đình. Với hơn 30 năm trong nghề, cô Vương Hoành Thạch không chỉ thành thạo kỹ thuật thêu thiếc mà còn trở thành một nghệ nhân thêu thiếc tiêu biểu cấp quốc gia.

Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.
Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý của khán giả.

Hiện tại nghệ thuật thêu thiếc chỉ còn tồn tại tại huyện Kiến Hòa ở khu vực sinh sống của dân tộc Miêu và dân tộc Đồng. Nghệ thuật truyền thống này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2006.

Để đảm bảo rằng nghề thêu thiếc được kế thừa và gìn giữ, ba cơ sở đào tạo đã được thành lập tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Quý Châu, với ít nhất 9 buổi đào tạo kỹ năng thêu thiếc được tổ chức mỗi năm. Hiện tại, hơn 600 người thợ thêu đã thành thạo kỹ năng này. Ngoài ra, giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nghề thêu thiếc để giúp người dân và du khách hiểu thêm về nghệ thuật thủ công này, qua đó góp phần bảo tồn di sản truyền thống của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.