Độc đáo bộ sưu tập 1.000 tác phẩm rồng độc bản

Con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, may mắn, cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng. Để chào đón năm Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng.

Những tác phẩm Rồng - linh vật biểu tượng của năm Giáp Thìn được làm từ gỗ mít, đá ong, gốm, tre - những chất liệu quen thuộc của xứ Đoài, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt. Những ngày giáp Tết, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vẫn miệt mài sáng tạo để hoàn thiện bộ sưu tập 1.000 tác phẩm Rồng chào đón năm mới sắp đến. Bộ sưu tập có tên gọi “Con Rồng cháu Tiên” đã được nghệ nhân ấp ủ và thực hiện trong suốt hai năm. Mỗi tác phẩm mang hình tượng Rồng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát là một sản phẩm độc bản, duy nhất. Điểm nhấn trong bộ sưu tập 1.000 tạo tác rồng - tiên là chiếc ghế được dát 2.500 lá vàng. Ghế có hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn mang đậm ý nghĩa về văn hóa cội nguồn của người Việt Nam.

Làng cổ Đường Lâm vốn là mảnh đất du lịch nên Nguyễn Tấn Phát luôn mở cửa miễn phí cho mọi người tham quan, khám phá các tác phẩm. Đây cũng là cách giúp anh giới thiệu về nghề thủ công sơn mài và cũng như thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho địa phương. Từ khi hoàn thiện 500 tác phẩm, anh đã tổ chức trưng bày để du khách đến tham quan có thể trải nghiệm và xem cả quá trình nghệ nhân chế tác tác phẩm:

Tết Giáp Thìn sắp đến, ẩn chứa bên trong 1.000 tác phẩm nghệ thuật mang hình tượng linh vật rồng là thông điệp gửi gắm niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp nhân dịp năm mới. Với nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, đó cũng chính là cách để anh thể hiện sự tri ân và góp phần quảng bá du lịch Làng cổ Đường Lâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.