Doanh nhân Việt Nam chủ động chuyển đổi số để hội nhập

Doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng sản xuất mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp không nhỏ vào những thành tựu phát triển chung của đất nước. Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến chuyển, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm hướng đi mới để tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Là lãnh đạo một doanh nghiệp công nghệ thông tin có hơn 13 năm hoạt động, doanh nhân Hồ Thanh Sơn chia sẻ: Dù là công ty công nghệ nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng chuyển đổi số để theo kịp thị trường. Từ một trung tâm đào tạo trực tiếp, nhận thấy xu hướng online phát triển, công ty đã chuyển hướng đào tạo từ xa để thu hút được lượng lớn học viên các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

"Mới đầu không đơn giản, vì khách hàng vốn dĩ quen với kinh doanh truyền thống, chứ chưa hiểu giá trị kinh doanh online. Mấy năm dịch bệnh vừa qua lại tạo đà cho chúng tôi đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh doanh online và cải tiến mô hình quản lý công ty khá thành công", ông Hồ Thanh Sơn, Phó TGĐ Công ty Công nghệ và Đào tạo Robusta và Unitas chia sẻ.

Sau khi tìm hiểu và quyết định kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên sàn thương mại điện tử, doanh nhân Vũ Hoàng Anh đã lựa chọn kết hợp kỹ thuật của các làng nghề để tạo ra sản phẩm độc quyền và nhanh chóng thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm. 

Có thể thấy, hơn lúc nào hết, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang khẳng định bản lĩnh, vượt khó khăn, đồng hành cùng sự phất triển đất nước.

Bà Nguyễn Thùy Dương, Hoa hậu doanh nhân Thái Bình Dương nhận định: Tất cả doanh nghiệp hiện nay phải chuyển đổi số nếu muốn cạnh tranh thành công. Hay nói cách khác, chuyển đổi số là sự sống còn của doanh nghiệp hôm nay.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc, ngày càng khẳng định vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.