Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì tỷ giá tăng cao

Từ đầu năm đến nay, giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng gần 2%, còn thị trường tự do đã có lúc tăng tới gần 4%. Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, tỷ giá đồng USD tăng cao, khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao.

Theo ước tính, mức giá đồng USD quanh mốc 25.000 đồng/USD như hiện nay đang kéo theo chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tăng thêm 5-7%, trong khi giá bán không tăng. Nếu buộc phải tăng giá thành phẩm, doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Mức giá đồng USD quanh mốc 25.000 đồng/USD như hiện nay đang kéo theo chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tăng thêm 5-7%.

Theo các chuyên gia, nếu tỷ giá tăng, doanh nghiệp được lợi chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), còn khối doanh nghiệp trong nước sẽ chịu thiệt nhiều hơn. Do đó, để hạn chế thiệt hại từ tỷ giá, doanh nghiệp nên đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nội địa để thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh thanh toán trước hạn các khoản vay ngoại tệ để giảm bớt chi phí lãi vay.

Nếu tỷ giá tăng như thế thì hàng nhập khẩu vào sẽ khó khăn và giá hàng nhập khẩu tự nhiên cũng tăng lên, mà hàng xuất khẩu lại có lượng nhập khẩu nguyên - nhiên vật liệu, linh kiện, máy móc rất lớn. Chúng ta biết rằng trong hoạt động xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang là người nhập siêu, chỉ có doanh nghiệp FDI xuất siêu, vì thế nếu để tỷ giá quá rộng, các doanh nghiệp Việt sẽ chịu thiệt thòi nhất.

Ông Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý tới các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng vay ngoại tệ. Có thể thỏa thuận điều kiện lãi suất thả nổi khi dự kiến FED có thể giảm lãi suất từ cuối năm 2024.

Để ứng phó với biến động của thị trường, doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm đối tác thay thế trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu sẽ giúp giảm bớt chi phí, hạn chế rủi ro khi thị trường thế giới biến động

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.