Doanh nghiệp 'sân sau' của ngân hàng
Doanh nghiệp "sân sau" là các doanh nghiệp hoặc hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan lợi ích đến chủ sở hữu ngân hàng, người có quyền lực tại ngân hàng, thông thường là các ông chủ, bà chủ thực sự của ngân hàng đó.
Ví dụ dễ hiểu nhất về doanh nghiệp "sân sau" ngân hàng, là vụ việc Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB. Hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát, đứng sau là bà Trương Mỹ Lan, người chủ thực sự của ngân hàng SCB, chính là doanh nghiệp "sân sau" của SCB. Đáng chú ý, bà Lan không nắm giữ vị trí quản lý nào tại SCB trong khi thực tế bà Lan nắm giữ trên 90% cổ phần SCB, thông qua các cá nhân và tổ chức khác - theo kết luận của tòa án.
Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng thường không lạ lẫm với những dạng "sân sau" như vậy. Nhà nước đã tìm nhiều cách để giảm thiểu ảnh hưởng tác động giữa các doanh nghiệp "sân sau" đối với ngân hàng, ví dụ như yêu cầu ngân hàng phải công khai toàn bộ cổ đông nắm giữ từ 1% cổ phần trở lên, cấm Chủ tịch, Tổng giám đốc ngân hàng làm lãnh đạo các công ty khác.
Nhiều người nghĩ ngay đến khả năng nợ xấu khi ngân hàng cho các doanh nghiệp "sân sau" vay nợ nhưng họ quỵt nợ, hoặc chậm trả, mất khả năng trả nợ. Như vụ SCB, các bị can cho biết, chỉ cần chữ ký nháy dấu hiệu là cho vay các doanh nghiệp "sân sau" thì khoản vay sẽ được giải ngân trước, xét duyệt sau.
Có một hậu quả cả nền kinh tế đang gánh hàng ngày cho các khoản vay "sân sau" thiếu trách nhiệm đó là lãi suất.
Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp phải đưa ra mức lãi suất để bù cho các rủi ro mà họ phải chịu. Các rủi ro đó không chỉ đến từ chính các doanh nghiệp vay nợ, mà đến từ các khoản nợ của các doanh nghiệp "sân sau".
Việc Chính phủ đẩy mạnh thanh tra các ngân hàng có doanh nghiệp "sân sau", đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản có một số thông điệp như sau:
Thứ nhất, Chính phủ chấp nhận đó là một thực tế vẫn tồn tại và rất khó để chấm dứt hoàn toàn.
Thứ hai, Chính phủ sẽ siết chặt hoạt động các ngân hàng cho vay, tránh những đổ vỡ đáng tiếc trong tương lai.
Và thứ ba, điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc kiểm soát lãi suất cho vay các doanh nghiệp, nhằm tối ưu dòng vốn bơm ra thị trường.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%, cao hơn gần 1 điểm % so với mức tăng năm 2024. Sẽ rất nguy hiểm nếu các ngân hàng thay vì bơm tiền ra các doanh nghiệp bên ngoài đang cần tiền thực sự, lại bơm cho các doanh nghiệp "sân sau", đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Điều đó không chỉ lấn át các khoản vay dành cho các doanh nghiệp khác mà còn đẩy lãi suất lên cao.
Chính phủ đang có những giải pháp rốt ráo để kiểm soát lãi suất. Mới đây nhất, Chính phủ yêu cầu thanh tra ngay những ngân hàng tăng lãi suất huy động, bởi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng lãi suất cho vay trong thời gian tới. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ phát biểu và cho rằng các ngân hàng cần hi sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay.


Mỗi lượng vàng miếng giảm sâu tới 4 triệu đồng xuống 117 triệu đồng, ngay sau chỉ đạo ổn định thị trường của Phó Thủ tướng.
Giá vàng SJC ngày 19/4 được niêm yết ở mức 117 - 120 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.327,1 USD/ounce.
Việt Nam đã chọn một lối đi riêng chưa từng có tiền lệ, đó là chỉ một trung tâm tài chính quốc tế nhưng đặt tại hai thành phố.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.
0