Doanh nghiệp khẩn trương ứng phó với mức thuế 46% từ Mỹ

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Tại TP.HCM, ngành dệt may, da giày đã có ngay những cuộc họp với các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp bị sốc vì mức thuế suất xuất khẩu vào Mỹ với hàng hóa Việt Nam vượt ra khỏi mọi dự đoán trước đó.

Gần 40% sản phẩm dệt may của Công ty TNHH Việt Thắng Jeans xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Doanh nghiệp cho biết, hàng hóa vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế 16%. Cộng thêm mức thuế 46% mà Mỹ vừa công bố với hàng hóa Việt Nam, mức thuế xuất khẩu sẽ lên đến 62%. Một con số ngoài sức tưởng tượng của doanh nghiệp.

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans cho hay: “Năm nay, chúng tôi cũng dự tính có khả năng bị áp thuế là 25% tổng cộng như là Mexico, vì hàng chúng tôi cạnh tranh với Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối năm ngoái, chúng tôi cũng tập trung xuất khẩu ngay từ đầu năm để tránh thuế vào. Nhưng không ngờ ông Trump đánh thuế ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào ở mức 46, 48 và 49%. Một mức rất chi là cao. Chúng tôi cũng bất ngờ nên phải có những buổi thảo luận để có giải pháp ứng biến”.

Ngay trong sáng 3/4, Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM đã có cuộc họp với các hội viên để trao đổi, cung cấp thông tin chính xác về mức thuế  mới của Mỹ cũng như cùng tìm giải pháp để ứng biến. Nếu mức thuế 46% được áp dụng với các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu sang Mỹ, các đơn hàng đi thị trường này sẽ khó khăn hơn.

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) cho biết: “Trung Quốc, Việt Nam, Banglades là ba quốc gia xuất khẩu lớn vào Mỹ. Nhưng nhìn mức thuế này, Việt Nam đang bị áp thuế cao nhất so với Trung Quốc và Banglades. Vì vậy, giá hàng Việt Nam vào Mỹ sẽ bị cạnh tranh. Khi giá tăng như vậy, nhu cầu của người dân Mỹ cũng sẽ giảm vì chi phí tăng thì người ta thắt chặt chi tiêu. Lập tức, nó sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ và ảnh hưởng tới các nhà máy của Việt Nam”.

Bên cạnh dệt may, ngành da giày của TP.HCM cũng nhanh chóng có cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong ngày 3/4 để tìm giải pháp ứng phó. Trong đó, tập trung vào việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Các hiệp hội cũng cho biết, vẫn đang theo sát tình hình để có các kiến nghị với bộ, ngành Trung ương tìm cách đàm phán lại với Mỹ để kéo giảm mức thuế với từng mặt hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.