Doanh nghiệp gặp khó khi tỉ giá biến động
Là doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm dược liệu, đại diện CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam cho biết, tỉ giá tăng cao, trước mắt họ sẽ được hưởng lợi, song điều này sẽ không kéo dài. Ngược lại, sự biến động của tỉ giá và các ngoại tệ khác tăng khiến chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp tính đến điều chỉnh giá bán.
Với ngành gỗ, dù sản phẩm đầu ra khi xuất khẩu sẽ hưởng lợi nhờ tỉ giá tăng, song biến động tỉ giá cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp gỗ gặp khó khi phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, họ bị tác động mạnh của giá đầu vào.

Theo các chuyên gia, để tránh những tác động do biến động khó lường của tỉ giá, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải làm tốt hơn công tác dự báo cũng như tham gia vào các công cụ về phòng ngừa rủi ro.
PGS. TS Đào Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái là một xu thế buộc chúng ta phải chấp nhận. Và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có kế hoạch để chủ động trước những điều chỉnh về tỉ giá và sử dụng các công cụ phái sinh để có thể bảo hiểm đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch.
Theo ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, thời gian qua các bộ, ngành đã tìm mọi cách tháo gỡ nhằm hạ thấp các chi phí logistic cũng như các chi phí liên quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải có sự tính toán để giảm các chi phí vận chuyển. Theo nguyên tắc, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỉ giá một cách chủ động, linh hoạt, để từ đó, đồng Việt Nam nếu có tăng hoặc giảm giá so với USD thì sẽ chỉ trong phạm vi từ 2 - 3%.
Sự biến động của tỷ giá đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thương mại ở cả chiều nhập khẩu và xuất khẩu, song doanh nghiệp Việt vẫn có thể chủ động kiểm soát; tối đa hóa nguồn lực, tìm kiếm các vật liệu thay thế ngay ở trong nước để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế sẽ giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu, hạn chế rủi ro khi tình hình thế giới vẫn có nhiều biến động.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0