Doanh nghiệp dệt may, da giày lao đao vì gãy chuỗi cung ứng

(HanoiTV) - Số lao động giảm do thực hiện giãn cách, phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống COVID-19 như xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động…, khiến nhiều doanh nghiệp da giày, dệt may phải ngừng sản xuất.

80% các nhà máy sản xuất dệt may, da giày phía Nam ngừng sản xuất

Tại Toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vừa qua, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất dệt may, da giày tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang…, phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”. Tại các địa phương miền Trung và miền Bắc, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày chỉ hoạt động với công suất 50%-70 %, do giãn cách xã hội và thiếu lao động. Chỉ khoảng 40% doanh nghiệp có đủ điều kiện và dám thực hiện điều kiện 3 tại chỗ.

Cũng theo PGS.TS. Phạm Hồng Chương, đối với các doanh nghiệp còn hoạt động, trong bối cảnh như vậy đã buộc phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống COVID-19 (xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động). Nhiều lao động bỏ về quê tránh lây lan dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội.

“Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao (gấp 5-10 lần) xảy ra từ năm 2020 chưa trở về bình thường cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu” – ông Chương cho biết.

Trong năm 2020, ảnh hưởng dịch COVID-19, sức mua giảm, các đối tác nước ngoài yêu cầu giảm giá 20%-30%. Nhiều doanh nghiệp muốn duy trì công ăn việc làm cho người lao động nên vẫn tổ chức sản xuất, vẫn chấp nhận đơn hàng với giá thấp, thậm chí đơn hàng nhận được đến cuối năm 2020. Bước sang đầu năm 2021, ngành may mặc đã hồi phục, sức mua toàn cầu tăng, đơn hàng nhiều với giá tốt hơn nhưng doanh nghiệp đã phải chịu áp lực lớn, đó là giá cũ đã ký - giá thấp cho năm 2021.

PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân
 

Giải pháp nào?

Hiện, ngành da giày, dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn. Dù các doanh nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã được bố trí tiêm vắc-xin COVID-19; tuy nhiên, trọng tâm sản xuất của ngành chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ lại có tiêm vắc-xin thấp. Hơn nữa, bên cạnh vận chuyển nhiều khó khăn thì việc thiếu container cả chiều nhập và chiều xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp phải phát sinh nhiều chi phí phát sinh khác như xét nghiệm cho lái xe, tiêm vắc-xin… Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ”.

Nhận định của các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, khả năng di chuyển của người lao động đã rời khu vực phía Nam, khó quay lại khi các địa phương được mở cửa trở lại. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nếu số lao động có quay trở lại khả năng chỉ đạt được 60-65%.

Trước tình hình trên, Hiệp hội dệt may – da giày cũng đã kiến nghị Chính phủ đề nghị thống nhất quản lý trên toàn quốc về quy định giãn cách, giao thông, nhân sự chống dịch, xét nghiệm, tự chủ về mô hình và phương thức sản xuất trong tình trạng phòng chống dịch, chấp nhận 1 phần mềm quản lý khai báo, chấp nhận chứng từ, giấy tờ điện tử, scan…; đề nghị quản lý người nhiễm bệnh theo điểm chính xác, không quá rộng; đồng thời kiến nghị hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế phí và hỗ trợ các trạm y tế tại khu công nghiệp…

Doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn do thiếu nhân sự 

 Tuy vậy, theo các chuyên gia, giải pháp nhanh chóng và trước mắt là Chính phủ cần ban hành nhanh những chính sách giải quyết các “nút thắt” trong lưu thông hàng hóa và lao động. Đối với lao động, cần có phép di chuyển khi đủ điều kiện an toàn. Đối với hàng hóa, cần thuận lợi cả chiều nhập nguyên vật liệu, lưu thông nội địa và chiều xuất khẩu hàng hóa; Khơi thông luồng vốn, tạo điều kiện tiếp cận luồng tài chính mới cho chu kỳ kinh doah mới.

Đặc biệt, cần giảm chi phí liên quan đến sử dụng hạ tầng cảng, kho bãi, phí liên quan vận tải bên cạnh các khoản thuế, phí… mà các hiệp hội đã kiến nghị. “Đối với quốc tế: Có ý kiến và thực hiện các can thiệp vào việc độc quyền và nâng giá vận chuyển công-ten-nơ quốc tế. Duy trì cơ chế 1 đổi 1 với các công-ten-nơ xuất khẩu là điều kiện cam kết của các công ty vận tải quốc tế tránh hiện tượng thiếu công-ten-nơ rỗng, thành lập nhà máy và tăng năng lực sản xuất công-ten-nơ tại Việt Nam…” – ông Chương nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Theo nguồn tin từ Reuters, hãng xe điện Tesla đã hoãn ra mắt mẫu xe Model Y giá rẻ tại thị trường Mỹ. Trước đó, Tesla công bố ý định giới thiệu các mẫu xe giá rẻ trong nửa đầu năm nay, với kỳ vọng giúp cải thiện doanh số bán xe của hãng đang có xu hướng giảm.

Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.