Doanh nghiệp chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Để duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2025, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp Việt cần chủ động mở rộng thị trường, kết nối giao thương và đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong quý I/2025, xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng tốt, đóng vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, cả hai lĩnh vực đang phải đối diện với sức ép lớn từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Những tháng tới được dự báo sẽ là giai đoạn khó khăn cho dòng vốn FDI trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, doanh nghiệp ngần ngại đầu tư. Để duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2025, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp Việt cần chủ động mở rộng thị trường, kết nối giao thương và đẩy mạnh xuất khẩu.

Mặc dù đã có một lượng khách hàng truyền thống từ Hàn Quốc, Trung Đông, Indonesia,… kí hợp đồng đặt hàng cố định mỗi năm, một doanh nghiệp nọ vẫn xúc tiến mở rộng thị trường đến Nam Mỹ, Bắc Mỹ để tận dụng các hiệp định thương mại đã kí kết cũng như quan hệ hợp tác tốt đẹp của Chính phủ Việt Nam đang có.

Bà Đặng Thị Hoài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ferroli ASEAN, chia sẻ: “Doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường sẽ tránh được ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Chẳng hạn, nếu chỉ xuất khẩu sang châu Á sẽ chịu tác động bởi mùa cao điểm - thấp điểm. Nhưng khi mở rộng sang châu Âu, Úc, Mỹ thì yếu tố mùa vụ không còn là rào cản. Chính phủ hiện nay cũng rất cầu thị, tích cực ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp”.

Ông Thạch Mai Long, Giám đốc chi nhánh miền Bắc Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang, cho biết: “Chúng tôi không đặt tất cả trứng vào một giỏ mà luôn tìm kiếm và khai thác nhiều thị trường khác nhau. Dù thị trường Mỹ có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chiến lược kinh doanh năm nay của chúng tôi”.

Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm tới 30% tổng kim ngạch, trong khi Hoa Kỳ chỉ chiếm 13% tổng nhập khẩu toàn cầu. Điều này cho thấy vẫn còn 87% thị trường thế giới mà Việt Nam có thể khai thác. Thực tế, Việt Nam đang có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 70 cơ chế hợp tác song phương. Đây là lợi thế để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm sự phụ thuộc vào một đối tác đơn lẻ.

Mỹ đã tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và giảm mức thuế này xuống 10% với các nền kinh tế không "trả đũa". Đây là thời gian cần thiết để tăng cường đàm phán và xây dựng các kịch bản phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, dù kết quả của các cuộc đàm phán sắp tới như thế nào, doanh nghiệp Việt vẫn phải sẵn sàng đón nhận một mức "thuế quan mới". Do đó, Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh "bỏ trứng vào một giỏ" hay quá phụ thuộc vào một thị trường lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu để hoán đổi công nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hơn 340 tỷ đồng theo mệnh giá.

VPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 5%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý II-III/2025.

Giá vàng thế giới ngày 28/4 đã rơi thẳng đứng, giảm hơn 50 USD về mức 3.280 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt, xuống dưới 120 triệu đồng/lượng.

Chính phủ đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến trong năm nay.

Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến hết ngày 15/4 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sự biến động mạnh mẽ của vàng khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi: liệu đây có còn là kênh trú ẩn an toàn?