Doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường sản xuất phục vụ bầu cử

Chỉ khoảng 10 ngày nữa, Ấn Độ sẽ bước vào cuộc bầu cử kéo dài hai tháng thu hút sự tham gia của gần 1 tỷ cử tri. Các doanh nghiệp nước này đang gấp rút sản xuất các sản phẩm phục vụ cho bầu cử.

Các nhà sản xuất hàng may mặc đang tạm thời chuyển đổi các nhà máy nơi họ thường sản xuất thành trung tâm sản xuất cờ và biểu ngữ bầu cử. Có tới 40 nhà máy tương tự như thế này ở Mathura, một thị trấn ở bang Uttar Pradesh, bang lớn nhất Ấn Độ.

Các nhà sản xuất hàng may mặc đang tạm thời chuyển đổi các nhà máy nơi họ thường sản xuất thành trung tâm sản xuất cờ và biểu ngữ bầu cử.

Trong các cuộc bầu cử ở Ấn Độ, vật dụng rẻ nhất và phổ biến nhất được sử dụng cho các chiến dịch chính trị là cờ và biểu ngữ. Vì nhiều người có trình độ học vấn thấp nên các ứng viên sử dụng cờ để quảng bá cho chiến dịch tranh cử.

Ông Mukesh Agarwal - Chủ nhà máy in cờ.

Các sản phẩm phục vụ cho bầu cử là ngành kinh doanh có lợi nhuận thấp, nhưng sản xuất với khối lượng lớn, trong đó một số huy hiệu có giá chỉ từ 1 rupee (0,01 USD). Cuộc bầu cử đang thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ khi các chính trị gia đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho riêng mình. Ước tính các đảng phái chính trị sẽ chi từ 30 tỷ đến 50 tỷ rupee cho hàng hóa bầu cử, tạo ra tới 10 triệu việc làm.

Cuộc bầu cử đang thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ khi các chính trị gia đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho riêng mình.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 970 triệu cử tri, cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Ấn Độ có thể ví là cuộc bầu cử của nền dân chủ lớn nhất thế giới, trong đó Thủ tướng Narendra Modi được dự đoán sẽ cầm chắc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.