Điều kiện sống khó khăn của người dân Palestine tại Rafah
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, từ đầu tháng 2, dân số Rafah đã tăng từ 250.000 người lên khoảng 1,5 triệu người. Hiện Rafah và các khu vực lân cận là nơi tập trung của phần lớn người dân Dải Gaza phải di tản để tránh xung đột. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống của người dân địa phương.
Một trại tị nạn lớn ở Rafah ước tính chứa khoảng 70.000 người, tuy nhiên chỉ có 15.000 lều. Tình trạng quá tải và chen chúc đã khiến điều kiện sống tại các trại tị nạn suy giảm nhanh chóng. Trong điều kiện không có hệ thống xử lý nước thải phù hợp, người dân địa phương tại trại buộc phải xây dựng những nhà vệ sinh tạm thời, dẫn đến tình trạng nước thải tràn lan không thể kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Anh Yasser Ammar - người Palestine phải di tản đến Rafah cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo lắng vì điều kiện sống hiện nay. Vài ngày trước, nước thải đã tràn vào lều của chúng tôi và khiến các con tôi bị ghẻ, phát ban cũng như các bệnh truyền nhiễm”.
Bộ Y tế Gaza cũng cho biết, số người Palestine thiệt mạng ở Dải Gaza đã tăng lên 30.228 người cùng 71.377 người bị thương kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát vào tháng 10 năm ngoái.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0