Điều chỉnh cách quản lý dòng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích khi đi vào thực tiễn, thế nhưng sau gần 10 năm thực thi, Luật và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, vì vậy việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật được cho là cần thiết.
Tại Dự thảo Luật sửa đổi, việc quản lý doanh nghiệp nhà nước được đề xuất chuyển sang quan lý theo dòng vốn đầu tư thay vì theo pháp nhân. Tuy nhiên nhiều DNNN đang tỏ ra lo lắng trước cách siết quản dòng tiền này bởi nếu vốn chảy đến đâu, quản lý đến đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn.

Đại diện Bộ Tài Chính cho biết quy định này đảm bảo sự phân cấp, phân quyền, không phải toàn bộ các doanh nghiệp F2 bắt buộc phải được quản lý như doanh nghiệp F1.
Bên cạnh đó, với đề xuất tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế tối đa 80%, tăng so với mức ở dự thảo trước đây là 30% là hợp lý để tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp, có thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển, tạo sự linh hoạt, kịp thời, tăng tính hiệu quả trong việc điều hành, sử dụng quỹ. Quy định này được nhiều doanh nghiệp đồng thuận.

Về quyền của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, dự thảo xác định doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
Bộ Tài Chính sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện Sở Tài chính các địa phương để đóng góp vào sự thảo Luật đảm bảo Luật khi được thông qua sẽ triển khai khả thi, hiệu quả như kỳ vọng.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0