Điện Kremlin: ICC không thể cản trở ngoại giao Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Mông Cổ, một quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào ngày 3/9. Điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận vì trước đó ICC yêu cầu Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Putin.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Nga vào ngày 4/9, liên quan đến "lệnh bắt giữ" do Tòa án Hình sự Quốc tế đưa ra đối với Tổng thống Nga Putin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga và người phát ngôn Điện Kremlin - ông Peskov nói với các phóng viên rằng, điều này sẽ không thể hạn chế những tiếp xúc của nhà lãnh đạo Nga với các quốc gia khác.

RIA Novosti đưa tin: khi được hỏi "sau chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin, liệu các chuyến thăm của ông Putin tới các quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế có tăng lên hay không?", ông Peskov đã nói với các phóng viên rằng, Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. “Lệnh bắt giữ” do tổ chức này ban hành đối với Tổng thống Putin là không thể và cũng sẽ không trở thành yếu tố hạn chế trong việc phát triển quan hệ giữa Nga với một số đối tác và các quốc gia quan tâm đến việc phát triển quan hệ song phương với Nga

Tổng thống Nga Putin thăm Mông cổ ngày 3/9. Nguồn: AFP
Tổng thống Nga Putin thăm Mông cổ ngày 3/9. Nguồn: AFP

Theo Global Times, Tổng thống Putin đã đến thăm Mông Cổ vào ngày 3/9. Điều thu hút sự chú ý nhất là Mông Cổ là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế. Chuyến đi của Tổng thống Putin là chuyến thăm đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế kể từ khi ICC ban hành “lệnh bắt giữ” ông vào tháng 3 năm ngoái. Ukraine và phương Tây phản ứng quyết liệt, cho rằng Mông Cổ phải "gánh chịu hậu quả".

Theo AFP, chuyến thăm này phản ánh việc Tổng thống Putin tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm chống lại sự phong tỏa của phương Tây.

Tờ Global Times đưa tin, trước sự tức giận và đe dọa từ phương Tây, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga - ông Dmitry Anatolyevich Medvedev hôm 3/9 cho biết, cái gọi là quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế không hề có hiệu lực pháp lý và không quốc gia nào thi hành một "lệnh bắt giữ" bất hợp pháp như vậy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.