Dịch bệnh trên đàn dê lây lan mạnh ở Hy Lạp
Chị Ioanna Karra - một người chăn nuôi ở Hy Lạp đã mất gần như toàn bộ đàn gia súc và trang thiết bị chăn nuôi trong trận lũ lụt tàn khốc hồi năm ngoái và giờ đây, khi dịch bệnh dê lây lan khắp các trang trại ở Hy Lạp, chị phải mua thuốc khử trùng đắt tiền để giữ an toàn cho những con vật còn lại.

Chị Ioanna Karra cho biết: “Trong trận lũ Daniel năm 2023, chúng tôi đã mất gần như mọi thứ, khoảng 750 gia súc chết đuối, chúng tôi chỉ cứu được 50 con. Do đó, bất kỳ cuộc khủng hoảng nào hiện tại đối với đàn gia súc đều khiến chúng tôi sợ hãi. Chúng tôi không thể chịu thêm bất kỳ thiệt hại nào trong năm thứ hai liên tiếp”.
Dịch hạch dê, còn được gọi là Peste des Petits Ruminants (PPR), đã được phát hiện lần đầu tiên vào tháng trước tại Hy Lạp. Loại virus này không lây nhiễm cho người, nhưng rất dễ lây lan giữa dê và cừu, có thể giết chết tới 70% số dê bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện ra một trường hợp, toàn bộ đàn sẽ bị tiêu hủy, trang trại bị ảnh hưởng sẽ được khử trùng và chính quyền sẽ xét nghiệm bệnh cho những con vật ở các khu vực lân cận, theo đúng các quy định do Liên minh châu Âu đặt ra. Tuần này, chính phủ Hy Lạp đã áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với việc di chuyển hoặc giết mổ cừu và dê. 22 trang trại đã bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở miền trung đất nước, 12.000 con vật đã bị tiêu hủy và hơn 300.000 con đã được xét nghiệm.

Ông Georgios Stratakos - một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Hy Lạp cho biết: “Chắc chắn đây là một đòn giáng mạnh với những người nông dân Hy Lạp. Nhưng tương tự như trong trận lũ Daniel, chính phủ sẽ hỗ trợ họ, cung cấp cho họ mọi công cụ cần thiết, cả về mặt tài chính hoặc cơ chế, để họ có thể xây dựng lại đàn gia súc của mình, và tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này, đem lại năng suất cao”.
Mặc dù con số thiệt hại đến nay vẫn chưa đến mức thảm khốc, nhưng những người nông dân trên khắp Hy Lạp không khỏi lo lắng, bởi họ đang phải vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu bao gồm cả cái nóng thiêu đốt và lượng mưa thất thường. Trang trại của chị Karra chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào, nhưng họ phải khử trùng những chiếc xe tải đến để chở sữa từ trang trại của họ. Lệnh cấm di chuyển có nghĩa là họ không thể mua thêm động vật để tăng đàn, mặc dù họ được phép bán sữa.

Chị Ioanna Karra cho biết thêm: “Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều trang trại chăn nuôi ở Hy Lạp, họ đều lo ngại về nguy cơ xảy một cuộc khủng hoảng dịch bệnh trên đàn gia súc. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan, nhiều biện pháp an ninh đã được triển khai, trước hết là toàn bộ trang trại sẽ bị rào lại, không có phương tiện nào được tự do vào bên trong trang trại nếu không cần thiết, ví dụ như xe lấy sữa và xe chở thức ăn đều được phun thuốc trước khi vào.”
Dịch hạch dê lần đầu tiên xuất hiện ở Bờ Biển Ngà vào năm 1942 và kể từ đó đã lan rộng khắp châu Phi, châu Âu và châu Á. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ước tính rằng, căn bệnh này gây ra thiệt hại lên tới 2,1 tỷ đô la trên toàn cầu mỗi năm.


Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.
Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
0