Đi đúng luật để không bị xử phạt | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo quy định mới, có ba nhóm hành vi tăng mức xử phạt, trong đó: nhóm đầu tiên là xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước như dùng biển số giả, che biển số; nhóm thứ hai là cố ý vi phạm, làm xấu văn hóa giao thông như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; nhóm thứ ba là nhóm hành vi gây ra tai nạn giao thông.
Cụ thể hơn việc mở cửa, để cửa ô tô mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 20 - 22 triệu đồng (mức phạt hiện hành 400.000 - 600.000 đồng). Hay hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (mức phạt hiện hành từ 4 - 6 triệu đồng).
Từ mấy ngày nay, trên nhiều diễn đàn, người ta thảo luận sôi nổi về mức phạt mới này. Có người nói, số tiền bị phạt có thể “bay cả tháng lương”. Số khác thì nói: “Phạt nặng cũng được nhưng cũng cần rà soát cho hợp lý. Nhất là với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu”.
Cách đây 5 năm, Nghị định số 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành vào ngày 30/12/2019. Quy định này có hiệu lực chỉ hai ngày sau đó (từ 1/1/2020) cũng xảy ra tranh cãi thời điểm áp dụng quá gấp gáp, nhiều người bất ngờ. Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi đó giải thích vì tính chất cấp thiết liên quan đến tình hình tai nạn giao thông nên Chính phủ đã cho phép xây dựng dự thảo theo trình tự rút gọn.
Và có thể thấy rằng, sau một thời gian Nghị định 100 ra đời - tăng mức xử phạt liên quan đến nồng độ cồn đã thực sự kéo giảm tai nạn giao thông. Giờ thì ai đó muốn vui một chút, họ cũng đã có xe taxi đưa về tận nhà hoặc chí ít, có người thân tới đón về. Vui có chừng, chính là ở điểm này! Và khi quy định đã đi vào đời sống, các vi phạm đều được xử lý theo tinh thần thượng tôn pháp luật, không có ngoại lệ, không có quen biết, xin xỏ, từ đó góp phần hình thành nếp văn hóa mới, tích cực hơn: "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Quay lại với Nghị định 168 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mức phạt hàng chục triệu đồng với một hành vi vi phạm giao thông có thể "mất vài tháng lương", thậm chí bằng 1/4 hay 1/3 giá trị của phương tiện vi phạm. Mức phạt nặng là hình thức răn đe mạnh mẽ, quyết liệt để giúp bức tranh giao thông năm mới thêm ổn định, trật tự. Để không bị phạt, không còn cách nào khác là chúng ta phải chấp hành thật tốt quy định pháp luật, không vi phạm thì không phải nộp tiền.
Bên cạnh đó, việc tăng mức phạt cho các lỗi vi phạm như Nghị định 168 cũng rất cần thiết trong bối cảnh trật tự giao thông có chuyển biến nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là hạ tầng giao thông phát triển chưa tương xứng, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm giao thông còn phổ biến.
Vì vậy, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, để lập lại trật tự an toàn giao thông đòi hỏi việc thực thi pháp luật nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe cũng như tiếp tục kéo giảm tai nạn.
TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, tăng mức phạt tiền với các lỗi vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm mục tiêu cao nhất là an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Điều quan trọng là ý thức người lái xe cải thiện, vi phạm, tai nạn theo đó mà giảm. TS Khương Kim Tạo cũng kiến nghị Bộ Công an tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ để quá trình xử lý đảm bảo khách quan, minh bạch.
Theo luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng chế tài rất mạnh, thậm chí là xử lý hình sự (dù chưa xảy ra hậu quả) đối với nhiều hành vi của người tham gia giao thông. Đơn cử như hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông, vi phạm nồng độ cồn ở mức cao. "Việc tăng chế tài sẽ tạo tính răn đe và phòng ngừa, từ đó nhiều người sẽ biết sợ mà không dám vi phạm nữa", luật sư Cường nhìn nhận.
Năm mới 2025 đang cận kề. Nghị định mới cũng sắp bắt đầu được thực thi, rất mong với thông tin trên, mọi người sẽ cùng nhắc nhau: Tham gia giao thông đúng luật và an toàn.


Bắt đầu từ chiều 21/4, những cơn mưa dông nhiệt xuất hiện ở vài nơi, nền nhiệt Hà Nội giảm xuống còn 25-27 độ. Độ ẩm trung bình phổ biến 74-84%.
Có người chưa bao giờ là một học sinh xuất sắc. Những năm cấp ba, thành tích học tập của cô chỉ ở mức trung bình, không có điểm nào vượt trội, trừ khả năng viết văn mặc dù ưu điểm này thi thoảng vẫn có nhiều bạn được đánh giá cao hơn cô. Với con đường học vấn của chính mình, cô vẫn hay tự nghĩ mình là kẻ thích bơi ngược dòng nước.
Dịp 30/4 năm nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần đầu cho lăn bánh hai đoàn tàu Thống Nhất mang thiết kế mới hoàn toàn, xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM, gặp nhau tại thành phố Đà Nẵng – như một cách gợi lại hình ảnh năm xưa, nhưng bằng một diện mạo rất mới.
Thời gian gần đây, không khó để bắt gặp những vụ việc lùm xùm liên quan đến người nổi tiếng trên mạng xã hội - từ quảng cáo sai sự thật cho đến những phát ngôn gây sốc, lối sống lệch chuẩn. Vậy làm thế nào để không gian mạng trở nên lành mạnh hơn? Hãy cùng TS Đặng Văn Cường, Giảng viên luật hình sự, Khoa luật và lý luận chính trị, Trường Đại học Thủy Lợi bàn luận về vấn đề này.
Quy định tốc độ tối đa trên cao tốc Bắc – Nam; Dự án mở rộng Quốc lộ 1A tháng 6 thông xe kỹ thuật; Ô tô tải không nhường đường cho xe cứu thương; 40 năm không thể thi công một tuyến đường;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2026 - 2030, Trung ương xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến năm 2030 là: giữ gìn và duy trì môi trường hòa bình, an ninh, trật tự để phát triển đất nước; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là của những người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tất cả vì nhân dân.
0