Đi chợ Tết sáng 30

Đi chợ Tết là một tập tục tốt đẹp của người dân đất Việt mỗi khi tết đến xuân về. Chợ tết không chỉ là nơi mua bán mà còn là bức tranh tái hiện màu sắc văn hóa của người Việt. Chợ Tết gợi lên những kỷ niệm xa xưa, từ đó các thế hệ ông bà bố mẹ giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống, vì thế cho nên những phiên chợ Tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa Tết Việt.

Đến với Chợ Mới Ông Già - ngôi chợ được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết về cha con Chử Đồng Tử vào thời Hùng Vương một sáng 30 Tết. Nằm bên triền đê Hữu Hồng, thuộc thôn Vân La xã Hồng Vân huyện Thường Tín, dù là 30 Tết nhưng hoạt động buôn bán tại Chợ Mới Ông Già vẫn diễn ra tấp nập với các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong dịp Tết. Dẫu rằng bóng hình thời gian đã phủ dấu ấn lên ngôi chợ cổ xưa này, nhưng lối sống và những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng quê cổ vẫn ẩn hiện đâu đây trong không gian chợ.

Chợ Mới Ông Già - ngôi chợ được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết về cha con Chử Đồng Tử vào thời Hùng Vương

Chợ Tết bao giờ cũng đem lại cho người ta sự khẩn trương, nhộn nhịp và tưng bừng của ngày Tết. Thờ cúng tổ tiên là tập tục tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Đặc biệt trong những dịp Tết, ai cũng muốn lựa chọn những món đồ ngon nhất, đặc biệt nhất và mang đậm hương vị mùa xuân để dâng lên bàn thờ Tổ tiên.

Ngày Tết ai cũng thích sự mới mẻ, trong đó quần áo mới là niềm ước ao của người Việt trong những ngày đầu năm. Bà Nguyễn Thị Gừng và cháu gái cũng không ngoại lệ. Từ truyền thống đến hiện tại, hoa là thứ không thể thiếu được ở các gia đình trong mỗi dịp Tết.

Từ truyền thống đến hiện tại, hoa là thứ không thể thiếu được ở các gia đình trong mỗi dịp Tết

Nào violet, nào thược dược, cúc hay hoa đào là những thứ hoa thường được các bà, các mẹ lựa chọn. Chợ Tết không chỉ là nơi để mọi người sắm sanh cho gia đình một cái Tết đủ đầy về mặt vật chất, mà còn gắn liền với những tập tục tốt đẹp mà người Việt đã tích lũy từ bao đời, ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người. 30 Tết, chợ về trưa đã vắng người mua bán, nhưng với bà cháu bà Gừng, ký ức còn đọng lại mãi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong ngày này của 50 năm về trước, người dân Hà Nội đã vỡ òa cảm xúc khi nghe tin chiến thắng báo về từ miền Nam. Họ đổ ra đường phố ăn mừng ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải với nụ cười rạng rỡ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc.

Các bến xe của Hà Nội ngày 30/4 tiếp tục ghi nhận lượng khách dồn về tăng cao đột biến, các đơn vị và doanh nghiệp vận tải đã ứng trực, đảm bảo phương tiện phục vụ.

Nhiều người dân đã lựa chọn về quê hoặc đi du lịch trong sáng nay 30/4 làm gia tăng áp lực giao thông tại cửa ngõ Thủ đô, nhiều phương tiện phải nối đuôi nhau di chuyển chậm chạp.

Thị xã Sơn Tây tối 29/4 đã long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật “Ký ức Trường Sơn” với những ca khúc đi cùng năm tháng, mang đến cho khán giả những giây phút vừa hào hùng, vừa lắng đọng và giàu cảm xúc.

Thành đoàn Hà Nội tới thăm hỏi, tặng quà và trao tặng ảnh liệt sĩ được phục dựng tới thân nhân các gia đình có công trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 30/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.