Dệt may Việt Nam hưởng lợi khi Bangledesh bất ổn
6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh ngành dệt may Bangladesh gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn, dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.

Có đơn hàng, nhưng giải quyết bài toán nhân sự và kỹ thuật như thế nào lại đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp dệt may. 80% thị phần của Tổng Công ty May 10 dành cho xuất khẩu. Với kinh nghiệm xuất khẩu cho hơn 60 thương hiệu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,… ngay khi nhận thấy cơ hội từ thị trường Bangladesh, doanh nghiệp này đã chủ động nắm bắt. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lúc này là phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và các quy định liên quan tại những thị trường xuất khẩu lớn.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết: "Trong thị trường xuất khẩu, việc đầu tiên là chúng tôi phải tập trung đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực. Với đội ngũ hiện nay, chúng tôi có khoảng 80 cán bộ làm về thị trường xuất khẩu và gần 200 người ở bộ phận phát triển mẫu để hỗ trợ".
Tương tự, với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để đáp ứng lượng đơn hàng đã lấp đầy đến cuối năm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về đơn giá chưa cải thiện trong hai năm qua, doanh nghiệp đã chọn thay thế bằng quy trình sản xuất tự động hóa để tiết kiệm chi phí.

Bangladesh là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam. Trước mắt sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho hay: "Bangladesh là đối thủ cạnh tranh khá khốc liệt của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Âu. Lần này, họ đang gặp trục trặc lớn về chính trị ảnh hưởng nặng nề đến ngành dệt may. Đây là một trong những cơ hội cho Việt Nam ít nhất trong 5 năm tới đây. Nếu chúng ta có thể tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và hoàn thiện những yêu cầu về mặt xanh của châu Âu thì có thể giành lợi thế tuyệt đối so với Bangladesh".
Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may dự kiến tiếp tục tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng hoá có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.


Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
0