Dệt may, da giày điều chỉnh để tăng cạnh tranh xuất khẩu

Từ ngày 1/10/2023, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đã chính thức được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp và trong tương lai gần, EU cơ bản sẽ đánh thuế cơ chế này. Quy định này buộc các nhà xuất khẩu dệt may, da giày vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn của EU, doanh nghiệp sẽ phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Nếu không thỏa mãn tiêu chí, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể xuất khẩu vào châu Âu.

Ngoài việc tuân thủ các quy định “xanh” của EU từ khâu nguyên liệu đầu  vào cho tới sản phẩm hoàn chỉnh, thì các doanh nghiệp xuất khẩu còn đang đứng trước thách thức của các quy định mới về phát thải khí Carbon. Dù khó, nhưng đó là thay đổi bắt buộc.

Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu vào EU với tỷ trọng lớn. Hai ngành này cũng được đánh giá phát thải một lượng lớn quá trình sản xuất cũng gây một lượng rất lớn trong quá trình sản xuất. Sử dụng  năng lượng xanh, áp dụng hệ thống chuyển đổi số là những giải pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm phát thải.

Theo Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tại Việt Nam, Chương trình Khu công nghiệp dệt may bền vững là một cách tiếp cận hợp tác để đẩy mạnh sản xuất bền vững thông qua mạng lưới khu công nghiệp. Từ đó, Chương trình tiếp cận nhiều nhà máy và các cơ sở chung với những đánh giá, can thiệp giúp giảm tác động môi trường và cải thiện điều kiện làm việc.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, sau năm 2030 cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khả năng cao sẽ áp dụng cho ngành da giày đối với các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Bởi vậy, sẽ không còn quá sớm nếu doanh nghiệp bắt tay vào chuẩn bị ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.