Đề xuất xử lý hình sự với hành vi mua bán thai nhi

Theo báo cáo của Bộ Công an, những năm gần đây số vụ buôn bán người trong nước ngày càng gia tăng, đặc biệt xuất hiện cả tình trạng buôn bán nam giới, buôn bán thai nhi còn trong bụng mẹ.

Theo các đại biểu Quốc hội, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cần quy định hành vi mua bán thai nhi là mua bán người. Bởi việc không quy định rõ ràng sẽ tạo kẽ hở gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, nêu ý kiến: “Công ước quốc tế đã quy định bảo vệ trẻ em bao gồm cả thai nhi. Việc buôn bán thai nhi có thể xem là hình thức vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền trẻ em. Việc bổ sung quy định là cần thiết, ngăn chặn từ xa các hành vi vô đạo đức, bảo vệ sự án toàn của thai nhi và bà mẹ mang thai khỏi những cưỡng bức ép buộc bán con”.

Nhiều ý kiến cho rằng hành vi mua bán thai nhi vi phạm đạo đức nghiêm trọng và đề xuất xử lý hình sự.

Hiện, xuất hiện tình trạng mua bán người là nam giới để cưỡng bức lao động trên các tàu cá. Theo một số đại biểu, cần bổ sung quy định cụ thể hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới.

Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, cho hay: “Các dịch vụ hỗ trợ mới chỉ tập trung vào nạn nhân nữ bị mua bán qua biên giới làm vợ hoặc làm mại dâm, còn những nhóm có nguy cơ khác như nam công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, dịch vụ, đánh bắt hải sản hoặc những người bị mua bán trong nội địa thường ít nhận được sự quan tâm hơn. Vì vậy, để bảo đảm đầy đủ quyền của nạn nhân bị mua bán, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung những quy định cụ thể về việc thành lập, quản lý, vận hành những cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ”.

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa phòng chống buôn bán người vào nội dung chương trình dạy học bắt buộc. Nhiều ý kiến cũng cho rằng dự thảo luật cần bổ sung quy định bảo vệ trẻ em là nạn nhân của các vụ buôn bán người được sinh ra ở nước ngoài, đồng thời nghiên cứu cụ thể chính sách tín dụng dành cho nạn nhân bị mua bán.

Đầu giờ sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,25%. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có 9 chương, 152 điều với nhiều nội dung có tính chất đột phá, tiệm cận với quốc tế. Luật cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, còn việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án công bố quyết định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.