Đề xuất mô hình Toà án nhân dân ba cấp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/4 đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo hướng không tổ chức Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp huyện, thành lập Tòa án nhân dân khu vực, chuyển các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân khu vực. Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân khu vực (sửa đổi Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024).

Trên cơ sở mô hình tổ chức hệ thống Tòa án ba cấp, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm các vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị (sửa đổi Điều 46 Luật hiện hành). Cùng với đó, bổ sung quy định trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân có các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao (sửa đổi Điều 47 Luật hiện hành).

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật sửa đổi cũng tăng số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao từ 13-17 người lên từ 23-27 người để đảm bảo đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng đối với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ Toà án nhân dân cấp cao chuyển về để đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội (sửa đổi Điều 48 Luật hiện hành).

Để Tòa án nhân dân ba cấp hoạt động bình thường, không gián đoạn sau sắp xếp tổ chức bộ máy, Dự thảo Luật cũng phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn xét xử của từng cấp Tòa án.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với việc tăng số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là không ít hơn 23 người và không quá 27 người, đồng thời nhất trí tài liệu hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo trình tự thủ tục rút gọn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Trong số 126 phường, xã của Hà Nội sau sắp xếp, có một đơn vị mang tên Hồng Hà - hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành, sẽ là khu vực có dân số đông nhất với khoảng 126.000.

Theo quy hoạch phát triển dọc hai bên bờ sông Hồng, phường Hồng Hà sẽ là điểm nhấn trong khu đô thị này và quy định của phân khu đô thị sông Hồng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề bất cập đang tồn tại nơi đây.

Sáng 30/4, hàng triệu người dân đã cùng đổ về các tuyến đường trung tâm để chứng kiến Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là dịp để tôn vinh lịch sử, buổi lễ còn là minh chứng sống động cho tình cảm quân dân gắn bó keo sơn.

Trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có những người từng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và những cựu binh Mỹ đến thăm nước ta. Và ông John Terzano là một trong những cựu binh đặc biệt đến Việt Nam trong dịp trọng đại này.

Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã có những bài viết, video, bình luận sâu sắc về ý nghĩa lịch sử trọng đại này, đồng thời ghi nhận những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực không ngừng, mở ra kỳ vọng mới cho chặng đường phát triển sắp tới.