Đề xuất 'Kỳ họp bất thường' thành 'Kỳ họp không thường kỳ'
Bày tỏ ý kiến tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng Quốc hội khoá XV đã có nhiều kỳ họp bất thường. Các kỳ họp này đã kịp thời giải quyết nhiều vấn đề của đất nước, hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất điều chỉnh tên gọi "Kỳ họp bất thường" thành "Kỳ họp không thường kỳ".

Ý kiến của đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng khi nào nhân dân, đất nước cần, các kỳ họp không thường kỳ diễn ra với mục tiêu là hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm thời gian.
Cùng chung ý kiến, đại biểu Ngô Trung Thành – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk phân tích: Hiến pháp quy định Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Ngoài hai kỳ họp thường kỳ thì Quốc hội họp bất thường. Trong điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội đã giải thích kỳ họp thường lệ nhưng chưa giải mã kỳ họp bất thường. Điều này dẫn tới không chỉ các đại biểu Quốc hội mà các cử tri cũng băn khoăn.
Cũng liên quan tới vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông bày tỏ ý kiến tại nghị trường: “Tôi nhận thấy rằng cái gì bất thường nhiều thì cũng thành bình thường. Tại Quốc hội khoá XV, đã có 9 kỳ họp bất thường diễn ra giải quyết rốt ráo những vấn đề quan trọng của đất nước, giải phóng nguồn lực hiệu quả.”

Bày tỏ quan điểm trái ngược, đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam lại cho rằng không cần phải băn khoăn về tên gọi bởi đất nước đang ở trong thời điểm cần phải tháo gỡ nhiều vướng mắc: “Có những vấn đề không thể đợi đến kỳ họp thường kỳ mà phải triệu tập kỳ họp bất thường để phải làm ngay, kịp thời giải quyết vướng mắc”.

Giải trình, tiếp thu những ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Hiến pháp không hạn chế có tên gọi khác của các kỳ họp Quốc hội. Vì thế, Uỷ ban Pháp luật sẽ tiếp thu và nghiên cứu, trình Quốc hội cụ thể.

Dự kiến, chiều 17/2/2025, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
0