Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Mới đây Bộ Chính trị đã đề nghị các cấp học nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.
Đây là một phần trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học mang lại rất nhiều lợi ích. Bởi càng tiếp cận sớm bao nhiêu thì cơ hội học tốt tiếng Anh càng nhiều bấy nhiêu.
Đã 5 năm nay, vào mỗi dịp hè, chị Nguyễn Ngọc Lan, Chủ nhiệm CLB Anh - Trung thiếu nhi tại Bắc Ninh lại dẫn các em học sinh trong CLB đến các di tích nổi tiếng ở Hà Nội để vừa tham quan vừa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu tiếng Anh với khách du lịch quốc tế.

Thùy Dương, sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân và nhóm bạn chọn hình thức luyện tập thêm tiếng Anh bằng cách làm tình nguyện viên hướng dẫn khách du lịch nước ngoài tại một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Việc này không chỉ hỗ trợ các bạn học ngoại ngữ trên lớp tốt hơn mà còn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh.
Lợi ích của việc học tiếng Anh từ sớm ở các cấp học đã thấy rõ. Song, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học trong tương lai vẫn còn nhiều thách thức.
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là một bước đi cần thiết và đúng đắn để đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng môi trường học tập tích cực, cải thiện chất lượng giảng dạy và tăng cường các hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh sẽ giúp nâng cao kỹ năng của học sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ này.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0